Bài 10: Cách ăn uống và hướng điều trị khác Bài 10: Cách ăn uống và các hướng điều trị khác Với mục đích tìm đủ mọi cách để giúp đỡ những đứa trẻ với ASD, cha mẹ và các chuyên gia không ngừng tìm kiếm và khảo sát các cách trị liệu khác. Có vài cách trị liệu đề xướng bởi cha mẹ hoặc các chuyên gia đã được thử nghiệm và cũng có cách trị liệu được sử dụng nhưng chưa hề qua một quá trình thử nghiệm hay khảo sát nào, cách trị liệu này được gọi là "unproven therapy". Loại trị liệu chưa được thử nghiệm có thể hiệu quả với một vài đứa trẻ nhưng chưa hẳn là hiệu nghiệm với số đông trẻ em khác. Để được công nhận và phổ biến, các loại trị liệu cần trải qua một quá trình thử nghiệm Y tế hay "Clinical Trial". Phương pháp thử nghiệm có tiêu chuẩn khoa học cao nhất là "double-blind, randomized trial" có nghĩa là hai nhóm bệnh nhân tương đương được lựa chọn một cách không tính toán, "random" (by chance) và cách thử nghiệm được giữ kín (blind), bệnh nhân cũng như người thử nghiệm không ai biết là nhóm nào được chữa trị thực sự. Phương pháp này giúp các chuyên gia so sánh một cách vô tư, không thiên vị (unbiased) giữa 2 nhóm bệnh nhân. Sau đây là một vài cách trị liệu (chưa được thử nghiệm nên mức hiệu quả và sự an toàn chưa được kiểm chứng) được một vài chuyên gia giới thiệu: A. Cách ăn uống: Dựa trên các giả thuyết: Nếu quý phụ huynh cho rằng con em mình bị ASD vì dị ứng với thức ăn hay thiếu sinh tố và muốn thử cách trị liệu theo phương thức ăn uống kiêng khem, quý vị cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng cúa đứa trẻ một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. 1) Cách dinh dưỡng loại bỏ gluten (gluten-free diet) và casein (casein-free): Gluten là một chất protein tương tự như casein. Gluten tìm thấy trong ngũ cốc như các lúa mì, lúa kiều mạch. Casein là một loại protein chính trong sữa. Gluten và casein có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn hàng ngày (theo cách dinh dưỡng Âu Mỹ) nên theo phương pháp ăn uống kiêng khem này không phải là việc dễ thực hiện. 2) Cách bồi bổ với sinh tố B6, dùng chung với magnesium để sinh tố B6 có hiệu quả, được áp dụng với kết quả không mấy khả quan: vài đứa trẻ được xem là "khá hơn", "không thấy hiệu quả" ở một số trẻ em khác, và "tệ hơn" ở một vài trẻ em khác. Tóm tắt là cách bồi bổ này không có hiệu quả chi chắc chắn. B. Dùng thuốc men: Theo http://tvvn.org |