Ngũ cốc - nguồn thực phẩm thiết yếu cho bé Ngũ cốc là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn ngũ cốc và ăn như thế nào là điều mà các bà mẹ cần lưu ý Việc cho trẻ ăn kết hợp ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng, mà còn có nhiều ích lợi khác cho sức khoẻ của trẻ. Ngũ cốc là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thành phần của ngũ cốc Công dụng của ngũ cốc đối với sức khoẻ trẻ Loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn đối với trẻ từ 8 đến 12 tuổi. Trẻ tiêu thụ ngũ cốc thường xuyên sẽ giảm thiểu tình trạng béo phì, tăng cân đồng thời tốt cho sức khoẻ hơn so với trẻ ăn ít ngũ cốc. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn ngũ cốc - Trẻ tỏ vẻ thích thú với món ăn mới. Lần đầu tiên cho trẻ ăn ngũ cốc, bạn cần cho trẻ ăn loại ngũ cốc có kết cấu mịn và loãng. Bạn có thể trộn chung ngũ cốc với sữa bột hoặc sữa mẹ cho trẻ dễ ăn. Loại ngũ cốc có gạo, lúa mạch, kiều mạch thường có kết cấu mịn hơn so với các loại khác. Loại ngũ cốc chế biến từ gạo có bổ sung chất sắt cũng rất tốt. Nó vừa giúp cung cấp chất sắt cần thiết cho chế độ ăn của trẻ cũng như đề phòng trẻ không bị dị ứng thức ăn. Khi bắt đầu, bạn hãy thử cho trẻ ăn một lượng nhỏ/ngày (khoảng 2 muỗng cà phê/lần) và không nên thường xuyên thay đổi sang các loại ngũ cốc khác, để chờ cho đến khi trẻ có thể thích ứng với một mùi vị của một loại ngũ cốc. Dần dần sau đó, bạn có thể tăng khẩu phần ngũ cốc của trẻ chẳng hạn như hai lần/ngày. Tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn ngũ cốc vào buổi sáng và buổi tối. Khi bắt đầu cho trẻ ăn ngũ cốc, bạn nên đút ăn từng ít để trẻ nếm thử qua trước, nếu trẻ chấp nhận được bạn sẽ đút thêm cho trẻ nhiều hơn một chút. Đây là cách nhanh nhất để bạn tập cho trẻ làm quen với ngũ cốc. Sau khi trẻ đã ăn quen ngũ cốc trộn với sữa, bạn nên thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách trộn chung ngũ cốc với các loại trái cây hoặc rau củ nghiền nhuyễn đồng thời để ý theo dõi việc dung nạp của trẻ trong hai tuần lễ. Bạn không nên trộn chung ngũ cốc và thịt cho đến khi trẻ được bảy hoặc tám tháng tuổi, vì có khuynh hướng gây thừa protein ở trẻ nhỏ tháng. Phần nhiều các loại ngũ cốc được chế biến từ hạt tinh luyện nên chứa ít chất xơ, vì thế để bảo đảm dinh dưỡng bạn cần bổ sung thêm nguồn chất xơ từ rau củ, quả cho trẻ khi ăn ngũ cốc, Theo web Trẻ Thơ |