Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tránh nhiễm độc thủy ngân từ hải sản


Cá, tôm và cua... là những thực phẩm không thể thiếu trong thời kỳ mang thai. Chúng chứa nhiều protein, axit béo omega 3 và các chất quan trọng khác. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều cá chứa thủy ngân thì điều đó sẽ gây hại cho sự phát triển của bé.

Thủy ngân sau khi vào trong cơ thể thai phụ sẽ phá hủy hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới nhận thức của thai nhi.

Điều nên làm

- Ăn 2-3 bữa cá biển hoặc tôm, cua biển... một tuần. Những loại an toàn là tôm biển; cá ngừ, cá hồi, cá polắc...

- Có thể ăn cá cùng lúc với những món từ động vật có vỏ như tôm, cua, ốc.

- Nên chọn mua thủy, hải sản ở những chợ có uy tín và đồ hộp có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.

Điều nên tránh

- Ăn cùng một loại cá hoặc loài vỏ sò hơn một lần trong một tuần.

- Sử dụng cá mập, cá kiếm, cá cờ vì chúng nhiều thủy ngân.

3 câu hỏi về thủy ngân trong cá và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe bà bầu

1. Thủy ngân là gì?: Là chất tồn tại trong môi trường tự nhiên, được tìm thấy trong không khí và trong nguồn nước bị ô nhiễm. Cá sẽ bị nhiễm độc thủy ngân nếu nó được nuôi trong nguồn nước có chứa thủy ngân. Lượng thủy ngân khác nhau giữa loài cá này với loài khác khác.

2. Thai phụ có nên ăn cá ngừ?: Lượng thủy ngân có trong cá ngừ cũng khác nhau. Cá ngừ tươi thông thường sẽ chứa lượng thủy ngân cao hơn cá ngừ đóng hộp. Thai phụ có thể ăn một bữa cá ngừ tươi hoặc 2 bữa cá ngừ đóng hộp (không quá 198g) trong một tuần.

3. Tôi không mang bầu, ăn cá chứa nhiều thủy ngân thì có sao không?: Lượng thủy ngân từ cá, thông qua chế độ ăn có thể ngấm vào mạch máu của mẹ và được chuyển vào bào thai một cách tự nhiên. Thậm chí, thủy ngân còn tồn tại trong máu mẹ và đi tới bào thai ngay cả khi mẹ ăn cá nhiều thủy ngân trước khi mang bầu. Đó là lý do vì sao phụ nữ nên tránh ăn nhiều cá chứa thủy ngân khi có ý định mang thai.

Theo Mevabe