Phương pháp ăn dặm của Nhật : dễ áp dụng cho Việt Nam Trẻ sơ sinh không cần học tự bé cũng biết bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình bởi đó là bản năng của bé. Nhưng khi đến tuổi ăn dặm, đối với thức ăn khác ngoài sữa, bé cần được tập ăn. Đã từ lâu, người Nhật nuôi con ăn dặm theo một phương pháp khoa học khá đơn giản và dễ thực hiện. Trẻ em Nhật Bản trên toàn quốc đều được mẹ chúng tập ăn theo phương pháp này. Nhật Bản là quốc gia châu Á, lương thực chủ yếu của người Nhật là lúa gạo, thức ăn của họ cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả ... Do đó, có thể nói phương pháp ăn dặm của Nhật dễ áp dụng với người Việt Nam. Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng tuổi. Việc tập ăn cho bé được thực hiện từng bước từng bước (step-by- step) suốt quá trình ăn dặm. Bé sẽ được tập ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần trong khoảng thời gian hợp lý. Mỗi giai đoạn tập ăn không quá dài nên bé không bị chán khi phải ăn một chế độ ăn quá lâu. Chính điều đơn giản này giúp bé duy trì sở thích ăn uống và ăn ngon miệng. <Hình 1> Hình ảnh minh họa về độ thô của cháo, cà rốt, cá Trong quá trình ăn dặm, ngoài việc tập ăn thức ăn, bé còn được học kỹ năng nhai thức ăn. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thức ăn thô đồng thời tiêu hóa tốt thức ăn. Ngoài ra, bé còn được học kỹ năng bốc thức ăn bằng tay, ghim thức ăn bằng nĩa, xúc thức ăn bằng muỗng. Tất cả những kỹ năng đó sẽ giúp bé sớm biết ăn một cách độc lập. Khi được tự mình bốc, ghim, xúc thức ăn, được tự thưởng thức món ăn, được tự cảm nhận mùi vị của món ăn, bé sẽ cảm thấy rất thú vị với bữa ăn của mình. <Hình 2> Bé tập ăn qua bốn giai đoạn Vì được tập ăn từng bước từng bước một cách khoa học nên bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn từ cá, gà, bò, heo, trứng, tôm cho đến các loại rau, củ, quả. Bé được tập ăn cháo trắng với thức ăn riêng nên bé biết phân biệt mùi vị của từng loại thực phẩm. Từ đó bé biết mình thích món nào và không thích món nào một cách rõ ràng. Lên 1 tuổi, bé bắt đầu được tập ăn cơm nát rồi ăn cơm. 15 tháng tuổi, bé ăn được cơm và thức ăn gần như người lớn. 18 tháng tuổi bé có thể tự mình xử lý một phần suất ăn. Vai trò của người mẹ lúc này chỉ là hỗ trợ thêm đôi chút. Do đó, các bà mẹ Nhật không quá vất vả trong việc ăn uống của con. Giai đoạn 1 (5~6 tháng tuổi) * Tập ăn: cháo tỉ lệ 1:10 (5 ml gạo + 50 ml nước) rây qua lưới, thức ăn ninh mềm nghiền thành bột * Kỹ năng: tập nuốt thức ăn, làm quen với các vị thức ăn khác ngoài sữa, làm quen với việc ăn bằng muỗng. * Tiến độ: 2 ngày đầu tiên 15 ml, 3 ngày tiếp theo 30 ml, 3 ngày tiếp theo 45 ml, 7 ngày tiếp theo 60 ml … * Chú ý: Giai đoạn 2 (7 - 8 tháng tuổi) * Tập ăn: cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7 (10 ml gạo + 70 ml nước), thức ăn ninh mềm nghiền nhỏ * Kỹ năng: tập nuốt thức ăn thô hơn, tập nhai trệu trạo bằng lợi * Chú ý: Giai đoạn 3 (9 - 11 tháng tuổi) * Tập ăn: cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước), thức ăn mềm như chuối * Kỹ năng: nhai tốt bằng lợi, tập bốc thức ăn, tập cầm nĩa ghim thức ăn * Chú ý: Giai đoạn 4 (12 - 15 tháng tuổi) * Tập ăn: cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:3 (cơm nát) và cơm, thức ăn nấu mềm gần như thức ăn người lớn * Kỹ năng: tập cầm muỗng xúc thức ăn, tập tự ăn * Chú ý:
<Hình 4> Cách nấu cháo từ gạo <Bảng 1> Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày <Bảng 2> Lượng thức ăn cho mỗi bữa Bài này nhằm giới thiệu đến những người mẹ có con sắp đến tuổi ăn dặm và những người mẹ đang nuôi con ăn dặm phần nội dung chính về "phương pháp ăn dặm của Nhật". Mong rằng với phương pháp này, các mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong chuyện ăn uống của con, và các bé sẽ cảm thấy việc ăn là niềm vui chứ không phải cực hình với những món ăn ngon, đa dạng, bổ dưỡng.
* Cách nấu cháo: Người Nhật có cách nấu cháo trắng khá tiện lợi, đặt thêm lon cháo cho bé (đúng tỉ lệ gạo và nước như trên) vào nồi cơm điện của gia đình, khi cơm chín thì phần gạo trong lon sẽ thành cháo.
Tài liệu tham khảo Đào Thị Mỹ Khanh |