Tại sao con tôi nhút nhát thế? Làm thế nào để phụ huynh có thể khuyến khích trẻ - một đứa trẻ nhút nhát - chuẩn bị tới trường tiểu học? Cảnh giác với những yếu tố tác động. Quan sát trẻ kỹ lưỡng, cẩn thận xem xét những tình huống xã hội nào có xu hướng làm trầm trọng sự nhút nhát của trẻ. Một khi bạn hiểu những sự lo lắng của trẻ rõ ràng và cụ thể hơn, hãy nói với trẻ và hợp tác cùng trẻ theo cách có thể giúp trẻ vượt qua chúng. Ví dụ: Nếu đó là trường hợp liên quan tới những yếu tố áp lực học tập, bạn hãy giảm bớt những yêu cầu và sự thúc ép trẻ trong kết quả học hành và thời gian dành cho làm bài tập của trẻ. Luyện tập các tình huống khó khăn. Cân nhắc xem nếu vào tình huống mà trẻ phải tham gia, trẻ sẽ lo lắng thế nào. Trẻ có thể sẽ cười khúc khích và nghĩ: Ngốc nghếch làm sao khi luyện tập cách nói "xin chào" trong một bữa tiệc sinh nhật, hay giới thiệu bản thân mình với đội bóng mới, nhưng trẻ cũng sẽ bắt đầu cảm thấy tự tin hơn với khả năng của mình hướng tới sự hòa nhập xã hội. Một cách tiếp cận khác các bà mẹ nên để tâm lưu ý: yêu cầu trẻ diễn đạt rõ ràng những nỗi sợ hãi "nếu như có" của các sự kiện sắp diễn ra. Sau đó động não cùng nhau tìm ra những giải pháp cho mỗi vấn đề đó. Bạn có thể cũng nhắc nhở trẻ rằng: cảm thấy lo lắng khi bắt đầu lớp học mới hay gặp gỡ những người mới là hoàn toàn bình thường. Thừa nhận những cảm giác của trẻ là chính đáng, thử miêu tả một tình huống bối rối lo lắng của chính kinh nghiệm bạn có. Tìm được một chỗ thích hợp. Trẻ em rụt rè thường mất một khoảng thời gian dài hơn bình thường để tạo dựng một vị trí cho bản thân mình trong giới xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ một cách dễ hơn, hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Đấy là chìa khóa giúp trẻ tìm ra sở thích và đam mê phù hợp của bản thân - một nhóm nơi trẻ có thể là một thành viên, một phần của nhóm (nhóm hoạt động thể thao, nhóm giúp đỡ xã hội...), cho tới khi trẻ thể hiện được cá tính riêng, quan điểm riêng... Một khi trẻ được công nhận, sự tự tin của trẻ sẽ được nâng cao lên cùng với lòng hăng hái nhiệt tình. Nếu trẻ không quan tâm để ý tới những gợi ý của bạn, đừng bắt buộc trẻ. Theo thời gian và trải nghiệm, cuối cùng trẻ sẽ nhận ra điều gì trong lời khuyên của bố mẹ là đúng với bé. Biết khi nào nên bước lùi lại. Có những ranh giới tốt giữa việc giúp con bạn đối phó với và làm phiền, quấy rầy trẻ với các lời khuyên liên tục làm thế nào để trở nên thoải mái cởi mở hơn cũng không phải luôn tốt. Tự nhắc nhở bản thân bạn: tính khí của con không phải là những gì phản chiếu lại kỹ năng nuôi dạy con cái của mình - việc làm nhỏ này có thể giúp ích. Miễn là trẻ vẫn có một số bạn bè, vẫn có những lý do để có niềm vui, và có thể hoạt động như một học sinh và một thành viên trong gia đình, tất cả vẫn tốt đẹp. Khen ngợi tán dương trẻ cho những cố gắng trong việc tham gia các hoạt động xã hội, đưa ra cho trẻ các lời khuyên khi được hỏi, và cũng chỉ nên dừng lại ở đây thôi. Có vấn đề gì không nếu bé bị gán danh hiệu "nhút nhát"? Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Con bạn không thể thấy sự rụt rè là một chướng ngại trong cuộc sống. Nhưng khi bạn nói với bé như thể bé vốn sinh ra nhút nhát thế, bé có thể cân nhắc điều đó như một kiểu nhược điểm của bản thân mình. Vậy, hãy thận trọng và cân nhắc kỹ việc thay vì gán cho bé cái mác "nhút nhát, rụt rè" bằng việc chấp nhận sự đòi hỏi phải mất một khoảng thời gian để thấy trẻ quen và hòa nhập với một môi trường mới, một tình huống mới hay sự việc mới xảy ra cho bé. Nếu con bạn đã nghiễm nhiên bị cho là nhút nhát, cố gắng thay đổi hình ảnh về bản thân bé bằng cách để bé tình cờ nghe thấy một lời khen hay một điều gì đó đầy tích cực về bé. Khi bé trong phạm vi nghe được, bạn hãy nói chuyện với ai đó (anh chị em, họ hàng, bạn bè mình...) về bé, thảo luận làm thế nào để trở nên thân thiện dễ gần, hay nhấn mạnh và quan trọng hóa những cố gắng của bé, để bé thấy hào hứng, gần gũi và được khích lệ nhiều hơn. Một việc làm không kém phần quan trọng là: Hãy nhắc nhở họ hàng, bạn bè, giáo viên và các thành viên trong gia đình tránh việc gắn mác cho trẻ. Con tôi có cần một sự giúp đỡ đặc biệt không? Trẻ nhút nhát có thể có số lượng bạn bè ít hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác, nhưng những tình bạn đó là thực sự thân thiết và chân thành. Tuy nhiên, nếu như bé vô cùng nhút nhát để bắt đầu không phản ứng với những tương tác của bạn bè, các sự việc hay sự kiện của cuộc sống, hoặc nếu bạn là một bậc phụ huynh quan tâm tới sự nhút nhát có nguy cơ hủy hoại dần khả năng hoạt động và tiềm năng của bé, nói chuyện với các chuyên gia tâm lý - giáo dục trẻ em hay bác sĩ nhi khoa - những người có thể đưa ra các gợi ý về đánh giá đúng đắn sự phát triển của trẻ. Ngọc Mai mamnon.com |