Bậc cha mẹ nào cũng luôn mong những điều tốt đẹp nhất cho con. Cha mẹ nào cũng cố gắng làm mọi điều để con mình được khỏe mạnh, vui chơi mỗi ngày và tràn ngập tình yêu thương. Nhưng các bậc cha mẹ lại luôn tự hỏi mình: con mình có thật sự hạnh phúc không ? Cha mẹ luôn mong con cái được hạnh phúc. Nguồn: images Điều gì làm cho trẻ hạnh phúc thật sự? Nhưng các bậc cha mẹ lại không phải là những chuyên gia tâm lý để có thể thấu hiểu được những cảm xúc ẩn chứa trong trẻ và cả tính khí thất thường của chúng. Tuy nhiên với lòng yêu thương con, cha mẹ hãy thật kiên nhẫn, linh hoạt và mềm dẻo để xây dựng nền tảng "hạnh phúc" cho bé ngay từ đầu. Thấu hiểu những cảm xúc của trẻ. Nhưng khi trẻ khoảng 5-8 tuổi, cảm xúc của trẻ sẽ phức tạp hơn nhiều. Trẻ đã có thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Cha mẹ khó để nhận biết dấu hiệu buồn, vui của trẻ hơn. Khi vui trẻ sẽ cười nói, chơi đùa, và bắt đầu bị ảnh hưởng bởi những đứa trẻ xung quanh mà không còn cần cha mẹ luôn bên cạnh. Khi buồn chúng sẽ lầm lì, im lặng, ít cười nói, ăn ít đi, không chơi đùa cùng bạn bè. Nhưng không hẳn là trẻ ít cười nói, không chơi đùa là trẻ đang buồn. Bạn sẽ khó để hiểu được biểu hiện của trẻ hơn so với lúc trẻ dưới 3 tuổi. Bạn không nên có biểu hiện là bạn đang quan tâm chú ý đến những thay đổi cảm xúc, hành vi của con, chúng sẽ hoảng sợ. Hãy để trẻ tự nhiên với cảm xúc của mình, cha mẹ chỉ nên đứng ngoài quan sát. Trẻ nhạy cảm hơn cha mẹ nghĩ nhiều. Nguồn: images Hầu hết các bậc cha mẹ dễ dàng nhận ra biểu hiện cáu gắt, giận dữ của trẻ nhưng lại không biết rằng trẻ giận dữ chính là biểu hiện trẻ đang buồn bã. Mỗi đứa trẻ có cách biểu hiện khác nhau để thể hiện cảm xúc "không vui" của mình như là ném đồ đạc, đấm đá cái gì đó. Bạn nên nắm bắt được cảm xúc của trẻ qua những biểu hiện hơn là những ngôn từ ngữ mà trẻ nói ra. Các bậc cha mẹ thường nghĩ: chỉ cần những đáp ứng đầu đủ vật chất ăn, mặc,học tập vui chơi là đầy đủ cho con, là con đã hạnh phúc. Cảm xúc của trẻ thật sự không đơn giản như vậy, nhu cầu được cha mẹ thấu hiểu, quan tâm, ôm ấp, vỗ về thật sự rất cao khi trẻ còn quá non nớt và bắt đầu có những tiếp xúc bên ngoài môi trường gia đình. Để thực sự thấu hiểu những cảm xúc thật sự bên trong trẻ, cha mẹ hãy luôn tự hỏi: bé có thật sự hạnh phúc không? Theo Web Trẻ Thơ
|