Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Xử trí khi bé mắc dị vật ở mũi (tai)


Nếu vật bị mắc ở gần bên ngoài, có thể quan sát được bằng mắt thường, bạn có thể giữ bé ngồi yên và dùng nhíp nhỏ, gắp dị tật ra khỏi tai (mũi) cho bé.

Trường hợp dị vật bị đẩy vào quá sâu bên trong hoặc thao tác gắp dị vật bị thất bại, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Sẽ không có nguy hiểm gì nếu bác sĩ lấy dị vật ra khỏi cơ thể của bé đúng lúc.

Nếu để lâu, bé sẽ gặp rắc rối về sức khỏe; chẳng hạn, một hạt đỗ bị mắc trong tai sẽ phình to ra và khi đó, việc gắp bỏ hạt đậu càng khó khăn. Nếu dùng bông ngoáy tai để xử lý thì những vật nhỏ (hạt đỗ, chiếc cúc áo nhỏ, mảnh nhựa) sẽ càng bị đẩy vào sâu bên trong.

Nhận biết bé bị mắc dị vật trong mũi/tai

Không phải lúc nào cha mẹ cũng quan sát được dấu hiệu bé bị mắc dị vật trong mũi (tai). Bé cũng chưa đủ lớn để có thể thông báo cho cha mẹ biết, bé vừa nhét hạt đỗ hay cái cúc áo nhỏ vào trong mũi. Vì thế, những dấu hiệu sau cảnh báo nguy cơ mắc dị vật ở bé:

- Một bên mũi (bên mắc dị vật) bị chảy nước, dịch mũi đổi màu và có mùi hôi. Nếu bé bị chảy nước mũi do ốm hoặc do cảm lạnh thì cả hai bên mũi của bé phải bị ướt đồng thời. Bé sẽ khóc to lên vì đau hoặc bạn còn thấy bé bị chảy máu ở một bên mũi.

- Nếu bé nhét một đồ vật vào tai, một bên tai của bé sẽ bị chảy nước, khó chịu; bé dùng tay kéo tai.

Theo Mevabe