Nhiều người mẹ không vui khi thấy con mình e dè hơn những bé cùng tuổi khác. Mẹ thường cho rằng, bé nhút nhát sẽ kém thông minh và khó thích ứng với hoàn cảnh hoặc người lạ. Các chuyên gia cho rằng, nhát là đặc trưng của không ít các bé trong độ tuổi mẫu giáo - khi bé thích thu mình lại hoặc ngại ngần bộc lộ suy nghĩ, ý kiến của bản thân, khó khăn khi tương tác với người lạ và thường nép mình bên cạnh cha mẹ. Nhút nhát và sống nội tâm là hành vi bình thường ở bé, xuất hiện khi bé cảm thấy bị áp lực với tác động từ môi trường như lúc phải đối diện với những người không quen. Bé nhút nhát không có nghĩa là bé bất thường hay đáng ghét, chỉ đơn giản đó là đặc trưng tính cách ở bé Nhận diện bé nhút nhát 1. "Đi về / Cho con ra khỏi đây": Những bé nhút nhát thường dễ dàng được nhận diện khi đặt bé ở môi trường xa lạ, nhiều tiếng ồn... Để phản ứng lại điều này, bé sẽ xuất hiện hành vi từ chối và cầu cứu đến sự trợ giúp của cha mẹ hay người thân. 2. "Con tự chơi được": Một số bé nhút nhát không thích người ngoài xâm nhập vào thế giới riêng của bé trong khi những bé hướng ngoại có khả năng hòa nhập với khá nhiều người, từ người già đến người trẻ. Bé nhút nhát cũng thích tự giải quyết vấn đề hoặc vui chơi với những người mà bé thực sự tin tưởng. 3. "Cô / chú là ai?": Bé nhút nhát luôn tự sắp xếp trong đầu 2 nhóm người là người quen và người xa lạ. Nếu bé lục trong trí nhớ thấy đó là một khuôn mặt không quen, bé sẽ từ chối tiếp xúc. Nguyên nhân khiến bé nhút nhát Giúp bé khắc phục cái bóng nội tâm 1. Tránh ép buộc: Chẳng bé nào thích bị cha mẹ bắt ép hoặc bị biến thành một bé khác, vì thế, cha mẹ nên hướng bé phát triển tự nhiên. Tránh khó chịu, cáu giận, la hét hoặc bày tỏ thái độ tiêu cực khi bé không thực hiện theo điều cha mẹ kỳ vọng. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng những biện pháp tích cực như động viên, khen ngợi khi bé gặt hái được hành vi tốt; chẳng hạn, nên mỉm cười và cổ vũ khi bé biết chia sẻ đồ chơi cho bạn chơi. 2. Cho bé kết bạn với nhiều người: Để bé không lo lắng khi đối diện với người lạ thì ngay từ bây giờ, cha mẹ nên tạo cơ hội để bé giao tiếp với nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Công viên, vườn hoa hay bất cứ nơi nào cũng là chỗ để mẹ cùng bé bắt chuyện với người lạ. Đừng lo lắng nếu bé tỏ ra không thân thiện vì dần dần, tình hình sẽ được cải thiện. 3. Tôn trọng không gian riêng của bé: Bé nhút nhát cần một khoảng thời gian để quen với một người lạ. Vì thế, nếu bé không muốn, bạn cũng không nên ép bé phải gần gũi, ôm hôn người lạ. Thậm chí, bé còn bất an khi người lạ chạm vào đồ chơi, thức ăn hay quần áo của bé. 4. Làm hình mẫu cho bé: Bé học được rất nhiều thứ từ cha mẹ qua quan sát và bắt chước. Vì thế, nếu cha mẹ cũng e dè, ít nói hoặc quá bận rộn, không quan tâm đến con thì khả năng bé co mình lại càng nhiều hơn. Theo Tin Tức |