Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Cho bé ăn cà tím


Cà tím chứa nhiều chất xơ - thứ quan trọng để duy trì đường ruột khỏe mạnh, giúp bé đi tiêu đều đặn.

So với các loại củ, quả khác thì cà tím không dồi dào năng lượng"nhưng nó giàu vitamin A và folate. Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K.

Cà tím chứa nhiều chất xơ - thứ quan trọng để duy trì đường ruột khỏe mạnh

Thời điểm cho bé ăn cà tím
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ; với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa, chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).

Cách chế biến
Có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm) rồi cho bé dùng tay ăn bốc. Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước souce hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu bạn muốn cho bé tập ăn cà tím.

Băm nhuyễn (hoặc xay nhuyễn) cà tím đã được hấp chín (hoặc không cần hấp); tiếp đến, bạn trộn hỗn hợp cà vào nồi cháo của bé (tương tự như cách bạn nấu rau, củ khác). Tuy nhiên, nên trộn chung cà tím với những loại thực phẩm khác để bát bột (cháo) của bé thơm ngon hơn.

Cũng giống như các loại rau, củ khác, bạn nên cắt cà tím trước khi chế biến và chờ đến khi bột (cháo) có cà tím nguội một chút là cho bé ăn ngay để tránh hao hụt vitamin.

Thực phẩm có thể trộn chung với cà tím là: lúa gạo, carrot, mỳ ống (mỳ sợi), đậu đỗ, đậu lăng, đậu phụ, thịt lợn...

Theo Cà tím chứa nhiều chất xơ - thứ quan trọng để duy trì đường ruột khỏe mạnh, giúp bé đi tiêu đều đặn.

So với các loại củ, quả khác thì cà tím không dồi dào năng lượng"nhưng nó giàu vitamin A và folate. Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K.

Cà tím chứa nhiều chất xơ - thứ quan trọng để duy trì đường ruột khỏe mạnh

Thời điểm cho bé ăn cà tím
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ; với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa, chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).

Cách chế biến
Có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm) rồi cho bé dùng tay ăn bốc. Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước souce hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu bạn muốn cho bé tập ăn cà tím.

Băm nhuyễn (hoặc xay nhuyễn) cà tím đã được hấp chín (hoặc không cần hấp); tiếp đến, bạn trộn hỗn hợp cà vào nồi cháo của bé (tương tự như cách bạn nấu rau, củ khác). Tuy nhiên, nên trộn chung cà tím với những loại thực phẩm khác để bát bột (cháo) của bé thơm ngon hơn.

Cũng giống như các loại rau, củ khác, bạn nên cắt cà tím trước khi chế biến và chờ đến khi bột (cháo) có cà tím nguội một chút là cho bé ăn ngay để tránh hao hụt vitamin.

Thực phẩm có thể trộn chung với cà tím là: lúa gạo, carrot, mỳ ống (mỳ sợi), đậu đỗ, đậu lăng, đậu phụ, thịt lợn...

Theo mevabe.net