Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Nhiễm trùng máu ở bé


Vi khuẩn (có tên là sepsis) xâm nhập vào mạch máu, gây nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến những cơ quan như thận, phổi hoặc xương. Sepsis có thể được điều trị bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm.

Dấu hiệu

Thường khá khó khăn khi nhận diện bệnh. Một số bé mắc bệnh có biểu hiện hay quấy khóc và thường ngủ lịm đi trong khi một số bé khác chỉ có triệu chứng của sốt. Đó là lý do vì sao cha mẹ nên đưa bé dưới 3 tháng tuổi đi khám khi bé có biểu hiện sốt cao mà không kèm theo các dấu hiệu bệnh.

Nếu bé dường như mất nhận thức, lờ đờ, khó đánh thức thì cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám sớm (ngay cả khi bé không có biểu hiện của sốt).

Nếu bị vết cắt hoặc có những vết thương khác trên cơ thể, bệnh sẽ khiến bé bị sốt, gây đau và xuất hiện những vùng da đỏ trầm trọng quanh vết thương. Khi ấy, bạn nên đưa bé đi khám. Vi khuẩn sepsis có thể nhanh chóng tấn công vào xương, khớp xương và hủy hoại chúng.

Cơ chế gây bệnh

Nhóm bé chưa được tiêm phòng có nguy cơ mắc nhiễm trùng máu cao, đặc biệt là những bé trong giai đoạn 2-36 tháng tuổi (thời kỳ hệ miễn dịch ở bé còn chưa hoàn thiện). Dưới 2 tháng tuổi, bé được thừa hưởng sức đề kháng tự nhiên từ mẹ (lúc còn nằm trong bụng mẹ) nhưng cũng có bé mắc bệnh trong quá trình chuyển dạ của mẹ. Trên 3 tuổi, hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh đến mức nó có thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng máu.

Một số trường hợp hiếm, bé có thể mắc nhiễm trùng máu từ vi khuẩn khác như vi khuẩn liên cầu nhóm A, vi khuẩn Staphylococcu, xâm nhập vào cơ thể qua vết thương ngoài da; vi khuẩn salmonella, theo đường thức ăn vào ruột.

Điều trị

Khi bé bị sốt, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc gây sốt. Các bé có thể bị sốt do nhiễm trùng tai, họng hoặc nhiễm trùng phổi.

Nếu bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân gây sốt, bé có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra xem, bé có bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng máu hay không. "Khoảng 2-3% trường hợp sốt không triệu chứng ở bé có liên quan đến vi khuẩn sepsis" - Overturrs (bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ) cho biết.

Tuy số bé mắc nhiễm trùng máu không nhiều nhưng cha mẹ cũng không nên quá chủ quan. Đặc biệt là khi những vết thương ngoài da của bé có dấu hiệu nhiễm trùng, gây sốt.

Kết quả xét nghiệm máu của bé sẽ được trả cho cha mẹ trong vòng 24 giờ đồng hồ sau đó. Trong khi chờ đợi, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng kháng sinh. Bác sĩ cũng là người trực tiếp quyết định phương thức điều trị cho bé: nhập viện điều trị, uống kháng sinh tại nhà hoặc sẽ quay lại bệnh viện kiểm tra thêm một lần nữa vào ngày hôm sau. Trong khi chờ đợi bác sĩ đưa ra cách thức điều trị cuối cùng, bé tiếp tục được chỉ định dùng kháng sinh.

Phòng ngừa

Đảm bảo rằng bé được tiêm phòng theo đúng định kỳ. Cha mẹ cũng nên giữ cho vết thương hở của bé luôn sạch sẽ, không nên để bé sờ tay bẩn làm nhiễm trùng vết thương. Tiếp đến, cha mẹ nên theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng vết thương ở bé (nếu có triệu chứng bất thường), cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm.

Theo Mevabe