Những tiêu chuẩn bạn nên cân nhắc khi chọn mua đồ chơi cho con. Phù hợp lứa tuổi Một đồ chơi chỉ được coi là an toàn khi nó phù hợp với độ tuổi Tuy vậy, bạn cũng không thể phó mặc hoàn toàn vào chỉ dẫn về độ tuổi ghi trên bao bì sản phẩm mà cần phải dựa vào khả năng và mức phát triển thực tế của con để chọn đồ chơi. Chẳng hạn, những chiếc xe đạp hai bánh không bao giờ nên đưa cho các bé dưới 3 tuổi nhưng ngay cả khi con bạn đã 5 tuổi mà chưa đủ độ cao với xe hoặc chưa đủ kỹ năng điều khiển thì cũng không nên chơi xe này. Tương tự, nếu con bạn 4 tuổi mà vẫn có tật đưa mọi thứ vào miệng thì hãy tiếp tục tránh xa những đồ chơi có các bộ phận hay mảnh nhỏ. Trọng lượng nhẹ và kích thước lớn Những đồ chơi hoặc bộ phận của nó khi lớn hơn miệng trẻ sẽ đảm bảo bé không bị hóc, nghẹn. Hoặc bạn có thể lồng thử đồ chơi qua lõi cuộn giấy vệ sinh, nếu đồ vừa được bên trong thì có nghĩa không an toàn với bé. Và có một thứ đồ chơi mà bạn đặc biệt phải chú ý đến kích thước, đó là dây. Rất nhiều trường hợp bé bị nghẹt thở bắt nguồn từ thứ đồ chơi thông dụng này khi bé thắt vào cổ. Một chiếc dây được xem là an toàn khi nó có độ dài không quá 30cm. Nếu bé biết bò, bạn nên tránh tất cả những sợi dây trong nhà hoặc vừa tầm tay bé. Bạn cũng nên cất bỏ những loại đồ chơi nhỏ treo xung quanh cũi của bé. Còn với trọng lượng của đồ chơi, bạn nên đo bằng cảm giác của mình. Nếu thấy nặng thì tốt nhất nên chuyển qua món đồ chơi khác. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mua các loại đồ chơi có góc, cạnh sắc nhọn vì điều này có thể làm da bé trầy xước. Âm thanh thích hợp Đồ chơi không gắn nam châm Chất liệu không gây độc hại Một chất liệu được xem là cấm kỵ trong sản xuất đồ chơi nhưng lại được tìm thấy trong đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc, đó là nhựa có chứa phthalate. Hóa chất này từ lâu đã bị nghi có liên quan đến sự tổn thương hệ sinh sản và sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư. Một nghiên cứu của Đại học Rochester (Mỹ) cho biết, phthalate còn có thể gây dị thường ở bộ phận sinh dục của bé trai. Vậy nên khi trẻ cầm, ngậm, mút những đồ chơi được làm từ loại nhựa này sẽ vô cùng nguy hiểm. Ngoài chất liệu nhựa, màu để sản xuất đồ chơi cũng được xem là thứ rất cần phải an toàn. Nhiều loại phẩm màu công nghiệp có chứa thành phần kim loại nặng nên khi trẻ ngậm vào, chất độc dễ dàng ngấm vào cơ thể. Bạn càng tìm hiểu kỹ về chất liệu, thành phần làm nên đồ chơi ấy bao nhiêu thì nguy cơ bé không bị nhiễm độc càng lớn bấy nhiêu. Chọn đồ chơi có xuất xứ rõ ràng và của những thương hiệu lớn là một cách giảm thiểu rủi ro cho bé. Đồ chơi có công dụng Bé nhà bạn tỏ ra có năng khiếu gì thì nên tìm kiếm đồ chơi thích hợp để kích thích sự phát triển đó. Hơn thế nữa, công dụng của đồ chơi theo từng độ tuổi càng được cha mẹ khai thác tốt thì khả năng của trẻ càng được phát triển. Nên tránh những đồ chơi mang tính bạo lực như súng, kiếm, dao, mác... vì chúng không mang lại lợi ích gì hơn ngoài việc gieo vào đầu óc trẻ thơ sự bạo lực. Đồ chơi phải chắc chắn Sản phẩm có thương hiệu Sản phẩm của những thương hiệu lớn, đặc biệt là hàng xuất xứ từ châu Âu bao giờ cũng có giấy chứng nhận đồ chơi trẻ em an toàn như nhựa không gây độc hại, màu sắc chuẩn không làm ảnh hưởng đến thị lực vốn còn non yếu của trẻ em hay âm thanh hợp với thính giác... Và trên những sản phẩm này bao giờ cũng có ghi chú những thông số liên quan đến độ an toàn cho trẻ một cách tỉ mỉ như độ tuổi chơi, chất liệu, tác dụng của đồ chơi, chi tiết cách lắp ghép, cách chơi, cách bảo quản và cả những chú thích tránh tai nạn cho trẻ. Yếu tố cạnh tranh nữa của các thương hiệu lớn đó là tính giáo dục trong đồ chơi. Theo Tin Tức |