Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Để quà không làm hư trẻ


Không có gì tuyệt vời hơn niềm vui ánh lên trong mắt trẻ thơ khi được nhận món quà mong đợi. Nhưng liệu có nên thỏa mãn mọi mong ước của chúng?

Bộ xếp hình Lego, xe hơi điều khiển từ xa, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động, máy tính xách tay... Không thể phủ nhận thực tế: Những món quà không ít bậc cha mẹ tặng con nhân năm học mới ngày càng đắt tiền và hiện đại. Không có gì ngạc nhiên, khi hình ảnh "mặt trời tý hon" rạng rỡ là niềm vui lớn nhất của cha mẹ. Riêng các chuyên gia Tâm lý nghĩ gì?

Chuyện mua quà cho bé không phải là điều đơn giản vì nếu quá dễ dãi bạn sẽ làm hư bé

1. Sự hoang phí trong tặng quà có thể dễ dàng kích thích trẻ ngày càng ham muốn nhiều hơn
Bởi nếu gần như với mỗi nụ cười, trẻ đều nhận được cái, mà bản thân mong muốn, nhu cầu đòi hỏi thường không có điểm dừng. Không hiếm trẻ mới 9-10 tuổi đã đòi hỏi những đồ vật ngày càng mới, càng đắt tiền với lý do "các bạn trong lớp đều có cả".

Trong khi cả bố và mẹ đều muốn dành cho con những gì tốt nhất... Vậy nên không chỉ không từ chối đòi hỏi vô lý của con, để tránh con cảm thấy thua kém bạn bè, mà còn muốn bù đắp sự thiếu hụt thời gian chăm sóc con (vả lại ai đó phải kiếm tiền nhiều hơn để mua quà tặng tiếp theo) bằng những đồ chơi mới. Ngoài ra chính các bậc cha mẹ cũng muốn hiện thực hóa những mơ ước của chính mình (bởi thời đó chưa có nhiều đồ chơi phong phú và hiện đại như hiện nay).

Tiếc rằng hành động dễ dãi của cha mẹ vô tình đã làm cho trẻ thui chột khả năng nhận biết giá trị của những món quà đã nhận và coi thường mọi thứ. Ngay khi thấy được bản thân thiếu cái, mà bạn bè sở hữu, tất cả đồ chơi còn mới sẽ bị quăng vào xó nhà, và lập tức đòi hỏi bố mẹ.

2. Sự kích thích thái quá những nhu cầu vật chất thuần túy sẽ làm cho trẻ ngày càng khó phấn khởi với những đồ chơi đơn giản, rẻ tiền
Thay vì khởi động óc tưởng tượng, để con gấu bông bình dị lần này sắm vai hiệp sĩ, lần khác - công chúa, trẻ sẽ a dua theo những trào lưu thô thiển bằng mọi giá. Chúng sẽ bắt đầu tin rằng, trò giải trí có thể diễn ra, một khi bản thân sở hữu bộ sưu tập siêu nhân bằng chất dẻo mới nhất hay đĩa trò chơi điện tử mới được quảng cáo trên truyền hình. Chỉ với những sản phẩm như vậy mới có thể hãnh diện với bạn bè.

Cha mẹ cần phải lo lắng trước tình huống như vậy. Bởi nó có nghĩa, trẻ đã không nhận biết nhu cầu của chính mình. Chúng khao khát sở hữu cái gì đó, chỉ vì không chịu thua kém bạn bè. Không hiếm trẻ loại này lớn lên đánh giá con người chủ yếu qua những tài sản (đồ vật) mà họ sở hữu, thay vì tương lai của con, hãy tỉnh táo trước mỗi quyết định mua quà cho con.

3. Ngàn lẻ một cách từ chối
Khi con mè nheo đòi đồ chơi "siêu mới" tiếp theo, hãy điềm tĩnh giải thích: "Bây giờ chưa được, bởi bố mẹ còn phải mua sắm những thứ khác quan trọng hơn, thí dụ mua gạo hay quần áo mới".

Cũng có thể tặng quà cho con thông qua hình thức khác, không loại trừ khả năng còn thú vị hơn. Vậy nên, thay vì chuyến du ngoạn tiếp theo đến siêu thị, hãy đưa con đến các điểm giải trí công cộng như vườn thú, công viên, rạp xiếc hoặc nhà hát múa rối. Một buổi sáng chủ nhật sinh hoạt ngoài trời mát mẻ, hay thưởng thức chương trình biểu diễn múa rối nước có thể mang lại cho con niềm vui bất ngờ, ấn tượng khó quên.

Theo Tin Tức