Đừng đùa với âm thanh từ đồ chơi Đừng mất cảnh giác với chiếc xúc xắc cũng như nhiều thứ đồ chơi phát ra những âm thanh vui tai khác... Hàng ngày đôi tai nhỏ của con bạn luôn bị "oanh tạc" bởi dù thứ tiếng ồn: từ tivi, đài, xe cộ, tiếng chí chóe của lũ "gà cùng một mẹ", cho đến các loại đồ chơi phát ra tiếng nhạc, tiếng còi, tiếng rú... Tuy rằng đa số những tiếng động ấy là vô hại, nhưng cũng có khi chúng đạt đến cao độ mà sau một thời gian nhất định có thể gây tổn thương này có thể bắt đầu ở những độ tuổi bé hơn, thậm chí là ngay từ lúc còn ẩm ngứa. Những em bé hay cầm những món đồ chơi gây tiếng động để sát vào mặt đã tự đặt đôi tai nhỏ của mình vào mức âm thanh nguy hại tiềm ẩn "Những em bé hay cầm những món đồ chơi gây tiếng động để sát vào mặt đã tự đặt đôi tai nhỏ của mình vào mức âm thanh nguy hại tiềm ẩn", Julee Sylvester, người phát ngôn cho Hiệp hội Thị lực và Thính giác của Mỹ nói. Thật khó mà biết khi nào sẽ xuất hiện những tổn thương đối với thính giác của con trẻ, bởi vậy cách tốt nhất là bạn hãy nếu cao cảnh cảnh giác, hãy phòng ngừa từ sớm. Tiếng ồn tấn công bé ra sao? Và không chỉ có tồn tại duy nhất về thính giác. Những trẻ sống gần sân bay, đường tàu hay những con phố đông đúc - tức những trẻ phải tiếp cận với thứ "tiếng ồn kinh niên" - còn có nhiều khả năng bị cao huyết áp, mất ngủ, lo âu, mất tập trung. Nói chung, những trẻ có vấn đề về thính giác, dù là nhẹ thôi, cũng tỏ ra thiếu tự tin hơn, hay gặp sự cố ở trường hơn so với chúng bạn. Một điều có thể nhìn thấy khá rõ là lời ăn tiếng nói của chúng sẽ chậm hơn những trẻ có thính giác tốt. Ngoài ra, chúng còn hay bị kết tội là lơ đãng, vô kỷ luật mà nguyên do chỉ vì chúng không nghe rõ những gì cô giáo nói cũng như không theo kịp các hoạt động của lớp. Các nhà sản xuất đồ chơi có sửa sai? Tai con có bất ổn? Nói chung, nếu thấy con cứ thường xuyên "hả?", "hử?" thì hãy đưa con tới khoa nhi để kiểm tra. Còn nếu con hay nói oang oang, thường nghiêng đầu lại gần để nghe con rõ hoặc luôn vặn tivi, đài lên đến đinh tai nhức óc thì thính giác của con đã ở mức báo động đỏ rồi, cần phải được khám chữa ngay. Làm gì để bảo vệ đôi tai cho con? Giảm âm lượng. Tốt nhất là hãy mua những đồ chơi có công tắc bật/tắt và bộ phận chỉnh âm lượng. Nếu không, bạn có thể dùng một dải băng bịt loa của nó lại để giảm thiểu tiếng ồn hoặc cùng lắm thì bạn tháo pin ra. Che tai. Nên sắm cho con dụng cụ bịt tai bằng bọt biển hay loại mũ có che tai để cản bớt tiếng động những khi phải đưa con đến những nơi có quá nhiều âm thanh ồn ào và kéo dài như một đám cưới, những buổi hòa nhạc, các sự kiện thể thao... Sắm đồng hồ đo. Có thể kiểm tra xem đồ chơi của con có "thân thiện với tai" không bằng cách đặt một cái đồng hồ đo âm thanh (dễ dàng mua ở các cửa hàng điện tử) ở gần loa của đồ chơi. Nếu đồng hồ chỉ trên 85 đề-xi-ben thì bạn hãy coi chừng. Theo Gia đình trẻ |