Các bạn hẳn sẽ thắc mắc "Tại sao lại không đánh?". Nó nhanh, quen thuộc (ít nhất với những bậc phụ huynh từng bị "ăn đòn" khi còn bé) và nó thường khiến bọn trẻ phải dừng ngay hành vi chống đối, chí ít là tạm thời. Số liệu thống kê cho thấy 70% người Mỹ không đánh con. Vậy nên, hãy xem xét 2 điều trung thực: Trước tiên đó là một cái đánh đau hoặc hai là sẽ không tổn thương tâm lý bọn trẻ. Hãy giảm nhẹ hình phạt. Vấn đề chủ yếu là liệu roi vọt có thực sự là phương pháp kỷ luật tốt nhất. Và sau đây là nghiên cứu mà mọi bậc phụ huynh nên biết: Vào ngày 27 tháng 6 năm 2002, hãng thông tấn AP đã phát hành bản phân tích của Đại học Columbia về 6 thập kỷ nghiên cứu sự trừng phạt thân thể. Những kết quả liên đới với việc đánh đòn với 10 hành vi tiêu cực trong đó có cả hành vi gây hấn, chống phá xã hội và các vấn đề sức khoẻ tinh thần. Mặc dù nhiều bậc cha mẹ không biết điều đó nhưng việc đánh đòn liên tục có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Thêm nữa, nó không có tác dụng tốt trong việc chấm dứt những hành vi xấu. Đó là điều rất chân thực. 10 lý do sau đây được đưa ra để khuyên những ông bố bà mẹ nên cân nhắc sử dụng một phương pháp giáo dục khác đòn roi để hạn chế thái độ khó chịu và những hành vi phiền nhiễu của trẻ: 1. Đánh đòn chỉ chấm dứt hành vi xấu trong giây lát. Hành vi không tốt luôn luôn tiếp tục lại vì bọn trẻ không biết làm cách nào để cư xử khác hơn. 2. Đánh đòn dạy trẻ không biết cư xử đúng nhưng cũng không để bị "tóm" khi bố mẹ ở cạnh. Nó sẽ trở thành nhà vô địch về vận động bằng tay. 3. Trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì nó muốn hành động đúng. 4. Roi vọt dạy rằng đánh đòn giúp giải quyết mọi vấn đề. Nhưng không, bọn trẻ cần học cách giải quyết vấn đề một cách dễ chấp nhận và không bạo lực. 5. Việc bị đánh đòn dạy trẻ cư xử thông qua sự "kiểm soát bên ngoài" (hình phạt). Nó không giáo dục trẻ cách tự điều chỉnh bản thân hay "kiểm soát bên trong". 6. Đánh đòn gửi tới một thông điệp hỗn hợp: "Nó tốt cho người lớn để đánh, nhưng không phải như vậy với trẻ". 7. Đánh đòn làm chấm dứt sự phát triển về đạo đức. Nó ngăn trẻ khỏi những hành vi sai trái vì chúng muốn tránh bị đòn (mức độ thấp nhất của sự phát triển đạo đức), chứ không phải vì chúng muốn làm việc gì đó đúng đắn. 8. Đánh đòn làm cản trở sự thấu cảm. Sự thấu cảm chú ý tới nhu cầu và cảm xúc của người khác là nền tảng của sự phát triển đạo đức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thấu cảm của trẻ con bị giảm đi khi bố mẹ chúng kiểm soát con qua những cơn giận dữ. 9. Đánh đòn đẩy bọn trẻ tới với bạo lực. Sự tiếp thu sẽ thông qua những gì chúng chứng kiến. Đánh đòn là một hành vi hung hăng cho bọn trẻ thấy bố mẹ đang hành động theo cách vượt tầm kiểm soát. 10. Đánh đòn không dạy thêm một cách cư xử mới. Nó không dạy cho trẻ phải cư xử thế nào cho phải mà là cách hét thế nào, đánh ra sao, lôi kéo và điều khiển người khác thông qua sự sợ hãi. Nó cũng thất bại khi dạy bài học về sự thi hành kỷ luật then chốt. Vậy nên tại sao mình cần cư xử như vậy? Có nhiều cách để giáo dục trẻ một cách hiệu quả mà không phải dùng tới biện pháp trừng phạt thân thể. Điều quan trọng là hậu quả của nó liên quan tới tội ác và rồi tích tụ dần qua mỗi lần con hành xử sai. Mục đích của tất cả các biện pháp giáo dục là dạy cho trẻ có trách nhiệm với những lựa chọn của mình - đó là một phần giúp trẻ phát triển thành một người lành mạnh, độc lập và lịch sự, khuôn phép. Theo Web Trẻ Thơ |