Bài 8: Những phương cách chữa trị Không có một bài bản chữa trị nào hiệu quả cho mọi đứa trẻ với ASD. Điều quan trọng nhất là tìm hiểu, chẩn đoán và áp dụng phương cách trị liệu càng sớm càng tốt, đứa trẻ có nhiều cơ hội hơn để phát triển trí não tương đối bình thường. Ngoài ra, các đứa trẻ với ASD cần một môi trường sống có tổ chức chặt chẽ, trật tự và quen thuộc. Những cơ cấu, tổ chức trong gia đình này khiến đứa trẻ an tâm, bớt những cơn rối loạn tâm thần. Trước khi quyết định về một phương cách trị liệu, cha mẹ cần thu góp tất cả những chi tiết về bệnh lý và tìm hiểu về các phương cách trị liệu; chọn một phương cách trị liệu thích hợp nhất cho con em mình. Những điều cha mẹ nên biết về trị liệu (theo the Autism Society of America) và đặt câu hỏi: Sau đây là một danh sách các câu hỏi, theo the National Institute of Mental Health, để cha mẹ tìm hiểu khi bàn thảo cách trị liệu cho con/em: - Chương trình huấn luyện này đã thành công với những trẻ em khác? Trong các chương trình huấn luyện và giáo dục trẻ em với ASD, cách trị liệu có tên "Applied Behavior Analysis" hay ABA được hoan nghênh và áp dụng sâu rộng nhất. Cách trị liệu này do Bác Sĩ Ivar Lovaas và những người cộng sự tại Đại Học California, Los Angeles, đề xướng. Đây là một chương trình huấn luyện đòi hỏi sự chuyên cần, một thầy/cô, một học trò, 40 giờ mỗi tuần trong nhiều tuần lễ để huấn luyện đứa trẻ rất sớm, giúp chúng vượt qua những trở ngại của ASD để phát huy tiềm năng và có thể phát triển tâm não và sống gần như bình thường. Mục đích của cách trị liệu này là khuyến khích đứa trẻ tiếp tục những cử chỉ hành động thích hợp với xã hội và trừ bỏ, tiết giảm những hành động gây khó khăn, trở ngại trong đời sống hàng ngày. Một chương trình huấn luyện hữu hiệu sẽ dựa trên cá tính, khuynh hướng và tiềm năng của đứa trẻ; tạo một thời khóa biểu nhất định, trật tự, dạy đứa trẻ làm công việc bằng những bước giản dị, gợi sự chú ý, theo dõi và làm theo những bước nhỏ này. Khi đứa trẻ làm được một vài bước nhỏ, nó sẽ được khích lệ và tưởng thưởng đều đặn. Sự tham gia của cha mẹ sẽ khiến việc huấn luyện chóng thành công hơn. Cha mẹ cần thảo luận thường xuyên với thầy/cô hoặc người huấn luyện để nhận diện những hành vi cử chỉ cần khuyến khích ở trường cũng như ở nhà. Sự bất nhất, dù rất nhỏ, giữa trường học và gia đình sẽ gây xáo trộn và bất an cho đứa trẻ. Cha mẹ là người dạy dỗ huấn luyện đứa trẻ sớm nhất, nên chương trình huấn luyện nào có sự tham gia tích cực của cha mẹ sẽ thành công hơn. Điều này có nghĩa là cha mẹ cần được huấn luyện để dạy dỗ và giúp đỡ đứa trẻ hiệu quả hơn. Theo http://tvvn.org |