Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Xóa tan nỗi lo vào lớp 1 của trẻ


Nếu bạn đang lo bé con của bạn có dễ dàng hoà nhập với môi trường mới ở năm đầu của bậc tiểu học hay không thì hãy yên tâm hơn. Nhiều trẻ em được chuẩn bị tốt để bắt đầu giai đoạn mới này. Bạn hãy đánh giá sự phát triển của bé theo bốn tiêu chí sau: kỹ năng đọc viết, kỹ năng hoà nhập, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với bạn cùng lứa và lòng tự trọng. 1. Kỹ năng đọc viết Hầu hết trẻ em được chuẩn bị đầy đủ để phát triển các kỹ năng đọc viết tại trường mẫu giáo. Nếu trẻ được học trước thì bạn sẽ thấy có rất ít sự thay đổi ở những năm đầu của bậc tiểu học. Điều đó cho biết có quá nhiều sự khác biệt về lượng kiến thức trẻ em sẽ phải cập nhập thêm khi vào lớp 1. 2. Kỹ năng xã hội Cha mẹ thường lo lắng về hai loại kỹ năng xã hội là cách con mình hòa nhập với người khác và các kỹ năng liên quan đến các hoạt động (bao gồm: mức độ độc lập, mức độ chịu trách nhiệm và khả năng hợp tác của đứa trẻ). Đây là những kỹ năng hoàn toàn cần thiết để trẻ học trên lớp. Trẻ cần làm theo các chỉ dẫn hoặc tự xử lý khi không có sự giám sát, và điều chỉnh bản thân. Điều khiến những người làm công tác giáo dục lo lắng nhất là trẻ vào lớp một mà không có những kỹ năng này. Tuy nhiên, nó sẽ được thiết lập dần dần ở trẻ qua các năm học. 3. Lòng tự trọng Có thể hiểu đây là lòng tự tin của trẻ. Chuyên gia tâm lý ngành giáo dục cho rằng không nên lo lắng về lòng tự trọng của trẻ. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng những thành tích ít ỏi không phải là kết quả của sự tự đánh giá bản thân kém. Khi bắt đầu lớp 1, phần lớn trẻ nhỏ đánh giá cao bản thân chúng. 4. Mối quan hệ đồng lứa Hầu hết trẻ em đều hòa nhập tốt với những đứa khác. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trẻ em gặp khó khăn trong vấn đề này khi trong lớp học hay ở sân chơi. Hãy nhớ rằng bạn là người thầy đầu tiên của đứa trẻ. Con bạn sẽ học và phát triển nhiều kỹ năng tại trường nhưng những kỹ năng bé học từ bạn như cách để hợp tác, làm theo các chỉ dẫn và điều chỉnh bản thân sẽ giúp bé làm chủ sự thay đổi khi vào trường mới. Những giúp đỡ từ gia đình Hầu hết trẻ nhỏ sẽ trải qua những trạng thái cảm xúc phức tạp trước khi bắt đầu vào mẫu giáo: hạnh phúc, tự hào và thú vị về việc “mình đã lớn”; một thoáng buồn bã khi chia tay với bạn bè và cô giáo ở lớp mầm non; nỗi sợ hãi vô cớ. Cảm giác hỗn tạp này khiến cho bé hẫng hụt. Mức độ sốc đến đâu phụ thuộc vào sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho bé từ phía cha mẹ. Khi rơi vào trạng thái này, trẻ không biết làm cách nào để giải tỏa vấn đề. Cha mẹ cần hướng dẫn cho bé. Hãy đảm bảo với con bạn rằng bé có thể kiểm soát được tình huống bằng cách nói: “Con có thể làm được việc đó”. Đơn giản hơn hãy nói: “Ở đó có nhiều bạn mới bằng tuổi con đấy. Hình như có cả mấy bạn cũ nữa, con thử tìm xem nhé!”. Bạn cũng cần đặt ra những giới hạn và chuẩn mực trong cách cư xử của bé; lập những kế hoạch như thời gian biểu cho việc đánh răng, đi tắm và bắt đầu lên giường, giờ thức giấc. Cố gắng ăn tối cùng cả gia đình. Trẻ phải được biết điều gì sẽ diễn ra với chúng và điều gì được mong đợi từ chúng. Khi thực hiện được điều này, bước chuyển tiếp mà trẻ đối mặt, trước hết và rất lớn là trường mầm non lên lớp 1 sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nhiều. Việc giúp con bạn đối mặt với những khó khăn mà bé thường liên tưởng tới sự mất mát và chia ly là rất quan trọng. Đừng phủ nhận. Kể với bé việc vào lớp 1 là cần thiết. Cố gắng trả lời mọi câu hỏi của bé. Trẻ nhỏ thường lo sợ về những điều sắp diễn ra vì các bé chưa có kinh nghiệm để đối ứng. Hãy lắng nghe ân cần, như thế bạn có thể nhắc lại những lời của bé. Đừng chỉ nói: “Đừng lo lắng. Con sẽ ổn thôi”. Chú tâm vào những lo lắng của trẻ. Bạn hãy gợi cho trẻ nhiều cơ hội để nói về trường tiểu học trước khi năm học bắt đầu, cũng có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách gợi ý về những chuyến đi con bạn đã biết khi còn học trường mầm non, rồi bạn đặt câu hỏi: “Bố/mẹ đang phân vân cô giáo mới sẽ tổ chức cho con những chuyến tham quan nào nhỉ?”. Nếu bạn nghi ngờ trẻ sẽ buồn, hãy nói: “Một vài bạn buồn khi phải chia tay với trường mầm non. Con cảm thấy thế nào?”. Làm trang trọng thời điểm nhập trường mới là cách khác mà bố mẹ có thể giúp giai đoạn chuyển tiếp của trẻ dễ dàng hơn. Có ai không nhớ tới cảm giác thú vị, vui vẻ khi đi mua đôi giày chuẩn bị cho năm học mới chứ! Việc đưa trẻ tới trường mới và để bé gặp gỡ với giáo viên mới, thăm lớp, dạo một vòng quanh trường cũng là một ý tưởng hay. Nếu bố mẹ không thể tổ chức một buổi “tổng duyệt” như vậy cho bé thì việc đưa bé đi qua ngôi trường mới có thể giúp làm quen và tạo cảm giác thoải mái. Tuổi Trẻ