Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

32% phụ nữ VN mang thai thiếu sắt vì... sợ xấu?


Kết quả thống kê do Việt Dinh dưỡng Quốc gia công bố vào hôm qua (11/10) cho biết, 32% phụ nữ mang thai và 34% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin A. Điều đáng lo ngại là xu hướng này vẫn có tỷ lệ tồn tại rất cao trong cộng đồng dân cư. Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong nhiều nguyên dân gây ra tình trạng thiếu sắt ở phụ nữ mang thai thì có một nguyên nhân rất tế nhị là do các bà mẹ tương lai... sợ xấu. Chính vì thế, nhiều phụ nữ đã cố gắng ăn kiêng nhằm giảm cân, giữ thân hình thon thả. Điều này dẫn đến nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu can-xi nên tăng nguy cơ mất máu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, cũng như tăng nguy cơ suy tim trong thai kỳ và nếu thiếu máu diễn tiến nặng, nguy cơ sinh con thiếu tháng là rất cao. Đặc biệt, tác hại lớn nhất là khi trẻ phát triển sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, nội tiết. Các dấu hiệu thiếu hụt sắt dễ nhận biết là tim phổi khó thở khi gắng sức, viêm lưỡi, chán ăn, da sạm... Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, muốn cải thiện cách nhìn nhận mạch lạc hơn về lối sống, cách nhìn nhận về tập quán ăn uống không hợp lý dễ gây ra các bệnh mãn tính như béo phì, thừa cân, rối loạn chuyển hóa thì cần có một cuộc "cách mạng" trong lối sống và tập quán ăn uống. Vì vậy, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cần phải được nâng cao hơn trong cộng đồng, nhất là đối tượng phụ nữ đang mang thai. Để an toàn cho thai nhi, phụ nữ mang thai và trong độ tuổi sinh đẻ cần được bổ sung sắt bằng cách tăng sử dụng các loại thức ăn tự nhiên giàu folate như cải xanh, các loại đậu khô, bầu bí, hoa quả tươi... Bổ sung protein động vật như gan, sữa... Hiện nay, còn có một trong giải pháp dinh dưỡng hợp lý nữa là sử dụng bánh dinh dưỡng Mumsure. Loại bánh này có 4 nhóm thực phẩm và các khoáng chất, có thể giúp cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi dành cho phụ nữ mang thai ngán sữa hoặc không dùng được sữa. Vietnamnet