Bé sẽ có thể trang bị cho "hộp dụng cụ" của bé những "công cụ" cần thiết trong việc sắp xếp tổ chức, mang tính quyết định trong cuộc sống của bé sau này. Các bước để bé bắt đầu "học việc" Bước 1: Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng: bé hiểu được bé cần phải đến chổ nào để lấy được các đồ vật cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ được giao. Bước 2: Tập trung vào việc: bé phải học cách tập trung vào công việc và nói "không" với những trò chơi có thể thu hút sự chú ý của bé. Bươc 3: hoàn tất công việc: tức là bé hoàn thành nhiệm vụ được giao, kiểm tra lại kết quả, chẳng hạn như sau khi làm xong bài tập thì phải sắp xếp lại sách vở và để lại gọn gàng vào trong cặp để mai mang đến lớp nộp cho cô. Bé học được gì? Mẹ nên sử dụng những câu hỏi để gợi ý cho bé biết cần phải làm những gì. Việc này sẽ giúp bé hình thành thói quen nhìn những việc phải làm dưới hình thức 1 loạt các câu tự hỏi và trả lời. Cách làm này sẽ giúp phát triển tính độc lập làm việc và bé sẽ càng cảm thấy tự tin và thích thú với những việc mình làm được, thậm chí không cần nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ. Từ đó sẽ tạo ý thức tự tin vào chính mình: " À việc này mình có thể làm được". Chắc chắn rằng bé sẽ rất vui thích khi biết rằng bé sẽ có thêm nhiều thời gian hơn để làm những gì bé thích sau khi hoàn thành xong việc mẹ giao. Những lưu ý khi dạy bé Nên khen ngợi bé khi thấy bé có tiến bộ Mẹ hướng dẫn bé tâp trung vào làm việc với lòng kiên nhẫn và niềm vui thích, đam mê. Ban đầu, mẹ có thể thấy công việc này mất nhiều thơi gian, và đơn giản là mẹ làm hộ bé cũng được. Nhưng nếu làm thế thì vô tình mẹ đã biến bé thành một đứa trẻ luôn ỷ lại vào bố mẹ, và bé sẽ không học được cách làm thành công một việc nào đó nếu như cứ hơi khó khăn, phức tạp một chút là mẹ xắn tay vào làm giúp bé. Theo Thế giới tiêu dùng |