Thức ăn nên tránh theo từng độ tuổi Với nhóm bé chưa bước vào tuổi ăn dặm, ngoài sữa mẹ, bạn không cần cho bé ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào. Giai đoạn ăn dặm cho đến 12 tháng tuổi - Sữa bò: Bạn chỉ nên cho bé bú sữa mẹ, kết hợp với sữa ngoài cho đến khi bé được một tuổi hoặc hơn. Ngoài ra, việc cho bé dùng sữa bò trong giai đoạn này là không cần thiết. Nguyên nhân là vì bé không thể tiêu hóa nổi lượng protein có trong sữa bò; hơn nữa, sữa bò cũng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho bé, đồng thời nó chứa nhiều thành phần có thể gây hại thận cho bé. Ảnh: GettyImages. Phòng tránh bé bị hóc - Thức ăn vừa nhỏ vừa cứng: Các loại hạt, bỏng ngô, kẹo viên, nho khô hoặc những loại hoa quả sấy khô khác thường tiềm ẩn khả năng gây hóc cao. - Thức ăn mềm: Kẹo dẻo hoặc kẹo hoa quả mềm cũng dễ bị tắc trong cổ họng của bé. Ngoài ra, bạn nên lưu ý những điểm sau để tránh bé bị hóc: - Tránh các loại thuốc viên mà bé có thể với tới, vì bé có thể tưởng nhầm là kẹo và cho chúng vào miệng. Giai đoạn 12-24 tháng tuổi Phòng tránh hóc cho bé: Tương tự những gợi ý với nhóm bé dưới 12 tháng tuổi. Bạn cần lưu ý thêm là thời điểm này, bé vẫn chưa thể ăn được kẹo cao su vì bé có thể bị hóc vì bã kẹo. Giai đoạn 24-36 tháng tuổi Phòng bé bị hóc: Ở lứa tuổi này, bé đã thành thạo với việc ăn uống nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị hóc thức ăn. Bạn nên tránh cho bé ăn cả quả nho, bỏng ngô hay một miếng xúc xích lớn. Ngoài ra, cũng không nên cho bé vừa ăn vừa đi dạo hoặc xem tivi hay chạy nhảy vì những hoạt động này có thể gây nhiễu và khiến bé bị nghẹn. Theo mevabe.net |