Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Làm gì khi trẻ lên cơn co giật?


Co giật do sự phóng điện bất thường trong não gây ra. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng, nhưng co giật cũng có thể có liên quan tới sự xúc động mạnh bất thường, sự co thắt cơ không thể kiểm soát và mất ý thức. Các nguyên nhân gây co giật Một số trường hợp co giật có thể do thuốc gây ra. Lượng đường trong máu thấp, nhiễm trùng, nhức đầu, ngộ độc bất ngờ hay thuốc quá liều cũng có thể gây ra co giật. Co giật cũng có thể do khối u não hoặc các bất thường ở hệ thần kinh gây ra. Ngoài ra, sự thiếu oxy đột ngột để đưa đến não cũng có thể gây co giật. Ở một số trường hợp, nguyên nhân gây co giật không xác định được. Khi các cơn co giật tái phát, đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh mạn tính được biết đến là chứng động kinh. Co giật kèm sốt thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Co giật kèm sốt có thể xảy ra khi trẻ bị sốt cao, nhiệt độ đo được thường tăng nhanh đến 102 độ Fahrenheit hoặc cao hơn. Những cơn co giật như thế thường làm các bậc cha mẹ hốt hoảng, tuy nhiên thời gian diễn ra co giật ngắn và ít khi gây ra các vấn đề sức khỏe khác, trừ khi sốt cao có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm nặng như viêm màng não. Trẻ bị co giật kèm sốt thường không phải là động kinh. Làm gì khi trẻ co giật? Khi trẻ bị co giật, cần đặt trẻ nằm lên nền hoặc sàn nhà ở nơi an toàn. Dẹp bỏ bất kỳ đồ vật nào ở gần đó. Nới rộng quần áo trẻ. Cố gắng chèn vật gì đó vào miệng trẻ giữa hai hàm răng, và đừng cố ngăn các cơn co giật. Khi cơn co giật ngưng, hãy chuyển cho trẻ chuyển sang nằm nghiêng. Hãy lập tức gọi cấp cứu trong các trường hợp sau: - Trẻ khó thở. - Trẻ chuyển sang xanh xao. - Trẻ liên tục đánh vào đầu. - Trẻ có vẻ yếu. - Trẻ từng bị bệnh tim. - Bạn nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc… - Bạn lo ngại về các bệnh khác. Nếu trẻ đang thở bình thường và các lần co giật chỉ diễn ra trong vài phút, bạn có thể đợi cho đến khi co giật giảm xuống, sau đó gọi bác sĩ. Nếu trước đó trẻ chưa hề bị co giật, hãy chăm sóc y tế ngay lập tức và gọi cấp cứu nếu các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, hoặc cơn co giật khác với thông thường. Tuổi Trẻ