Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Các cách thức dạy trẻ tự kỷ


1/ Làm sao để dạy những học sinh mắc chứng tự kỉ
Dạy một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ có thể là một thử thách cực kì lớn vì không có chiến lược cụ thể nào hoạt động giống nhau đối với mỗi cá nhân. Nhiều tiến bộ đã được thực hiện trong mấy năm gần đây trong việc chữa trị bệnh tự kỉ, tình trạng sinh lý thần kinh ngăn chặn khả năng tương tác bình thường với những người khác. Tìm kiếm sự kết hợp đúng đắn của những liệu pháp đỏi hỏi tính kiên nhẫn, sự cảm thông và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Bước 1

Tránh dựa vào những hướng dẫn bằng lời nói hoặc được viết tay để giảng dạy cho một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ. Một cá nhân mắc chứng tự kỉ thông thường có định hướng trực quan rõ ràng hơn và sẽ phản ứng nhanh đối với những biểu đồ và những bức tranh hơn là những lời nói. Những tờ phiếu có tranh ảnh và chữ số được kết hợp với một bức tranh tương ứng có thể mang lại hiệu quả rất lớn.
Bước 2

Thiết lập một thói quen, với những kế hoạch cụ thể cho các giáo viên và học sinh làm theo mỗi ngày. Những đứa trẻ mắc chứng tự kỉ sử dụng những thói quen này để cảm thấy an toàn, và sẽ kháng cự lại một cách hung hăng nếu thói quen đó bị phá vỡ. Cẩn thận giới thiệu thông tin mới trong một cấu trúc quen thuộc để trẻ có thể học và tiến bộ.
Bước 3

Hạ thấp tầm quan trọng của những kĩ năng viết tay ở những đứa trẻ bị mắc chứng bệnh này, bởi vì một số kĩ năng vận động có thể bị tổn thương do tính tự kỉ. Thay vào đó, cho phép trẻ trả lời những câu hỏi trên một bàn phím. Đặt màn hình gần với bàn phím bởi vì một số trẻ có thể gặp những khó khăn trong việc thiết lập kết nối giữa hai đối tượng.
Bước 4

Loại bỏ những âm thanh lớn, chẳng hạn như chuông, hệ thống PA và còi từ môi trường học tập. Những đứa trẻ này có thể phản ứng một cách tiêu cực đối với những tiếng ồn lớn. Thực ra, một số trẻ mắc chứng tự kỉ phản ứng dễ dàng hơn đối với những hướng dẫn bằng lời nói nếu chúng được nói thì thầm hoặc thậm chí là hát một cách nhẹ nhàng.
Bước 5

Sử dụng kích thích thuộc xúc giác để khơi dậy trí tưởng tượng của một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ. Trẻ em mắc chứng tự kỉ phản ứng thuận lợi khi chơi đùa với nước, cát, và thậm chí là đất sét (sử dụng một loại không độc, trong trường hợp chúng quyết định thử và ăn nó).
Bước 6
Đạt được những kết quả tốt hơn trong khi sử dụng những kĩ thuật thay đổi hành vi bằng cách luôn tưởng thưởng cho những hành vi tốt (củng cố tích cực) và không bao giờ trừng phạt những hành vi hung hăng lặp đi lặp lại không ai ưa (củng cố tiêu cực).

 

2/ Dạy một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ có thể khó hơn nhiều so với dạy một đứa trẻ bình thường. Căn bệnh này mang lại nhiều thách thức mà có thể gây nản lòng cho các giáo viên. Trong khi không có một phương pháp "điều trị" nào cho căn bệnh này, thì đây là một vài cách có thể thực hiện để làm cho việc dạy một đứa trẻ tự kỉ dễ dàng và thành công hơn. Hãy đọc để tìm hiểu một vài phương pháp kĩ thuật trong việc dạy các trẻ em bị mắc hội chứng trên.
Bước 1
Hoạt động trong một sắp đặt phù hợp. Việc sắp đặt tốt nhất đối với một đứa trẻ bị mắc chứng tự kỉ là một căn phòng mà không có bất kì sự tiêu khiển nào. Cố gắng giảm tối thiểu âm thanh và những kích thích trực quan trong phòng mà bạn đang sử dụng. Thêm vào đó là việc giảm thiểu các kích thích trực quan trên vách phòng. Việc mất đi những sự tiêu khiển sẽ tạo điều kiện cho trẻ tập trung hơn.
Bước 2
Cho phép trẻ nghỉ giải lao thường xuyên. Một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tập trung cao độ trong một khoảng thời gian dài so với những học sinh khác, vì vậy cố gắng sắp xếp thêm nhiều thời gian giải lao trong một bài giảng. Nó có thể làm cho một hoạt động diễn ra lâu hơn, nhưng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho trẻ.
Bước 3
Sử dụng các thiết bị định thời gian trực quan. Trẻ tự kỉ sẽ vấp phải thời điểm khó khăn trong việc đương đầu với những thay đổi, vì vậy điều quan trọng là phải cung cấp những ám hiệu trực quan để giúp trẻ chuẩn bị cho những thay đổi. Ví dụ, phải luôn có một kế hoạch trực quan được gửi và hay được nhắc đến. Cũng rất hữu ích nếu như chúng ta có thêm một thiết bị bấm giờ hoặc đưa ra những lời cảnh báo bằng miệng để báo cho trẻ biết về những thay đổi đang đến gần. Ví dụ, có thể rất hữu ích để nói: "Trong vòng 5 phút, chúng ta sẽ ___". Câu nói này sẽ làm cho trẻ sẵn sàng chuẩn bị bản thân đối với những gì đang đến.
Bước 4
Tránh sử dụng thành ngữ và các biện pháp tu từ. Bỏi vì từ hoặc cụm từ có thể làm cho bạn hiểu, bạn không nên giả thiết rằng nó sẽ làm cho trẻ hiểu. Trẻ bị tự kỉ rất "thẳng" hiểu theo từng chữ và chúng có thể trở nên lúng túng bởi những cách diễn đạt thông dụng.
Bước 5
Nếu cần thiết, sử dụng các giác quan để giúp trẻ giữ được sự bình tĩnh. Ví dụ, cảm giác của việc mặc một chiếc áo giáp hay sử dụng một cây bút chì có thể đủ kích thích để giúp cho trẻ giữ được sự tập trung.
Bước 6
Kể các câu chuyện về xã hội. Các câu chuyện này được viết dành cho trẻ em mắc chứng tự kỉ mà trong đó nó mô tả tình hình xã hội cụ thể cùng với việc tập trung làm sao để phản ứng lại trong tình hình đó. Những câu chuyện này có thể rất hữu ích trong việc dạy trẻ về những qui tắc xã hội mà chúng cố gắng đạt tới.

Đình Quang mamnon.com
Theo http://www.ehow.com/how_4472285_teach-autistic-students.html