Các bậc phụ huynh và giáo viên các cấp học mầm non và tiểu học thường than phiền học sinh kém tập trung trong giờ học. Phụ huynh thường băn khoăn tại sao trẻ không tập trung được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp: ngọt ngào, quát tháo, bắt ép.v.v... nhưng vừa mới ngồi vào bàn học được một chút là trẻ quay ngang quay ngửa, uể oải, lơ đãng hoặc học hoài không nhớ. 1/ Để tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ kém tập trung, chúng ta tìm hiểu tập trung là gì và giới hạn tập trung theo từng lứa tuổi như thế nào? Tùy theo lứa tuổi mà giới hạn thời gian của chú ý là khác nhau. Các nhà tâm lý học đã đưa ra một giới hạn thời gian tương đối cho mỗi lứa tuổi: trẻ 3-4 tuổi, thời gian tập trung chú ý của trẻ trong khoảng: 8-10 phút, trẻ 4-5 tuổi, thời gian tập trung khoảng 10 - 15 phút, trẻ 5-6 tuổi thời gian tập trung khoảng 15-25 phút. Đây là giới hạn tương đối của mỗi trẻ, tuy nhiên thời gian này có kéo dài hay rút ngắn còn tùy thuộc ở nhiều yếu tố tác động. Phụ huynh thường than phiền con mình kém tập trung. Thực sự trẻ có kém tập trung hay không hay do yêu cầu của chúng ta đặt vào trẻ quá cao so với lứa tuổi của trẻ? Vậy biểu hiện của kém tập trung là gì? 2/ Sự phân tâm chính là nguyên nhân chính của việc tập trung chú ý kém, thường do hai nguyên nhân chính sau: * Nguyên nhân bên trong: * Nguyên nhân bên ngoài: Ví dụ: đồ chơi đẹp ở các góc nổi bật hơn nội dung bài dạy của cô, các đồ dùng đồ chơi lạ mắt mà trẻ chưa được thấy bao giờ, trẻ tập trung khám phá đồ chơi hơn chú ý bài giảng của cô. Những đồ chơi xung quanh chỗ bàn học của bé.v.v.. Như vậy, người lớn có thể hạn chế và khắc phục các yếu tố làm trẻ phân tâm, giảm sự chú ý vào hoạt động học tập của trẻ. Cũng cần phải thiết lập kế hoạch học tập và tạo hứng thú cho trẻ để phát huy tính tích cực và khả năng chú ý của trẻ. Trúc Giang mamnon.com |