Cua (hoặc tôm, lươn) có hàm lượng đạm tương đương với cá, thịt. Lớp thịt của cua giàu kẽm, vitamin A, C - giúp tăng miễn dịch cho cơ thể bé. Các món ăn từ cua còn xem như dinh dưỡng phòng tránh chứng còi xương cho bé vì cua giàu chất đạm hòa tan, canxi nên bé dễ hấp thu hơn. Bạn có thể tham khảo cách nấu 3 món cháo cua dành cho bé như sau: 1. Cháo cua, đậu đỏ, rau ngót (cho bé 8-12 tháng tuổi)
- Rau ngót (băm nhuyễn): 3 thìa cafe. - Đậu đỏ (hấp chín, tán nhuyễn): 2-3 thìa cafe. - Thịt cua (băm nhuyễn): 3-4 thìa cafe. - Dầu ăn: 2 thìa cafe Thực hiện: Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín. Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều. Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào. Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nên cho bé thưởng thức. Nếu dùng bột gạo đóng hộp thì bạn không cần nêm muối (hoặc mắm) vì bản thân bột gạo này đã vừa miệng bé. Nếu dùng gạo tự xay, bạn có thể nêm chút mắm (muối iot) hoặc không cần nêm gia vị. 2. Cháo cua, rau mồng tơi (cho bé 8-12 tháng tuổi) Thực hiện: Bạn cho thịt cua vào nồi nước, nấu cho sôi. Tiếp đến, bạn cho rau mồng tơi và bột gạo vào nồi, khuấy đều. Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc nồi ra bếp. Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nêm dầu ăn (thêm một chút muối iot nếu cần) và cho bé thưởng thức. 3. Cháo cua, rau muống (dành cho bé trên 12 tháng tuổi)
Thực hiện: Bạn rửa sạch cua, bỏ mai và yếm. Sau đó, bạn giã cua thật nhuyễn, hòa với chút nước lã, khuấy đều, lọc lấy nước. Lưu ý: Bạn có thể dùng dầu oliu, dầu vừng để thay đổi hương vị, khiến bé ăn ngon. Theo mevabe.net |