Nhiều bậc cha mẹ chờ đến khi rốn của bé rụng mới bắt đầu thiết lập thói quen tắm hàng ngày cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia gợi ý rằng, sự chờ đợi này là không cần thiết. Phần lớn bệnh viện đều có dịch vụ tắm cho bé ngay khi bé vừa chào đời. Khi đã về nhà, bạn không nhất thiết phải tắm cho bé hàng ngày vì lúc này, da bé còn khá mỏng manh và cũng không có dấu hiệu bị bẩn nhiều. Nếu da bé khô, cách một ngày bạn mới nên tắm cho bé một lần. Bạn cũng không cần dùng xà phòng tắm hoặc sữa tắm dành cho bé để tránh tình trạng bé bị dị ứng. Những ngày không tắm, bạn nên lau rửa cho bé bằng khăn sạch, nước ấm. Bạn cũng nên chú ý giữ cho vùng kín của bé luôn được khô thoáng và sạch sẽ. 2. Thời điểm bé có thể ngủ một mạch suốt đêm mà không cần lo ngại về chứng đột tử ở bé sơ sinh (SIDS) Chứng đột tử ở bé sơ sinh thường xảy ra với những bé dưới 1 tuổi (khoảng 90% là ở những bé dưới 6 tháng tuổi). Một số trường hợp, tình trạng này diễn ra ở bé khoảng 2 tháng tuổi. Bé càng lớn thì nguy cơ đối mặt với chứng đột tử khi ngủ càng giảm. 3. Thời điểm bé phản ứng với tên gọi 4. Thời điểm bé uống được nước lọc Khoảng 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho bé uống nước lọc mỗi ngày. 5. Thời điểm bé đi được ôtô Nếu bạn muốn để bé trên 6 tháng tuổi đi ôtô, bạn nên đặt bé ngồi trên chiếc ghế riêng của bé. Điều này giúp bé tránh được những tổn thương về cột sống và hộp sọ trong trường hợp xe dừng đột ngột. Khoảng 10 tuổi, bạn có thể cho bé ngồi một mình trên ghế ôtô như người lớn. Bạn nên lưu ý khi thắt dây an toàn cho bé để dây không chèn lên cổ của bé. Theo mevabe.net |