Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trẻ ăn vặt, chuyện nhỏ mà không nhỏ


Ăn vặt rất tốt cho trẻ để bổ sung lượng dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà bữa chính không bù đắp được. Tuy nhiên, nếu không ăn uống hợp lý và đúng cách sẽ gây bệnh cho trẻ.

Trẻ ăn vặt rất tốt, song vẫn cần lưu ý

Biết kiềm chế, không được ăn quá nhiều
Quà vặt có thể ăn, tuy nhiên nên kiểm soát ở một mức nhất định. Để ăn quà vặt mà vẫn đảm bảo sức khỏe nên tuân theo 3 nguyên tắc lớn: Trước tiên là không được ăn quá nhiều. Mỗi khi chúng ta ăn cái gì đó, đến một mức độ nhất định sẽ có cảm giác no bụng, sau đó sẽ rất khó có thể ăn tiếp những món khác, nói một cách đơn giản, đó chính là "sức ăn".

Ăn quá nhiều quà vặt sẽ ảnh hưởng tới vị trí hỗ trợ của những thức ăn chính trong quá trình trưởng thành của cơ thể, điều đó làm cho đường ruột khó có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp cho quá trình phát triển của cơ thể. Nếu điều đó diễn ra trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn tới một số hậu quả nghiêm trọng như dinh dưỡng không tốt khiến cơ thể còi cọc, thấp lùn.

Chỉ nên ăn quà vặt sau bữa cơm
Đối với những người bị huyết áp thấp, do sự kích thích bài tiết insulin tạo ra cảm giác đói, mà trong hầu hết các loại đồ ăn vặt đều có chứa một lượng đường nhất định, vì vậy trước bữa ăn từ nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ mà ăn đồ ăn vặt, mặc dù có thể cải thiện được hiện tượng tụt huyết áp, hết cảm giác đói, nhưng rất dễ khiến người ta mất đi cảm giác muốn ăn đối với những thức ăn chính.

Với lại trước bữa ăn chính mà ăn đồ ăn vặt sẽ khiến một bộ phận dịch tiêu hóa phải sử dụng, sau đó lại ăn thức ăn chính thì rất dễ khiến trẻ tiêu hóa không được tốt.

Không nên khuyến khích ăn vặt
Người lớn không nên sử dụng ý tưởng coi đồ ăn vặt là phần thưởng, hình phạt, sự an ủi hoặc nịnh trẻ, điều đó có thể hình thành một thói quen xấu cho trẻ đó là dùng đồ ăn vặt để làm "điều kiện trao đổi". Bởi vì sau một thời gian, đứa trẻ sẽ hình thành nên một nhận thức sai lầm mà cho rằng, tất cả các đồ được đưa ra làm phần thưởng đều là những đồ tốt, vô hình trung nảy sinh trong trẻ một nhận thức, những món ăn này đều nên ăn, hơn nữa chúng còn rất ngon nữa.

Có một lưu ý đặc biệt đối với những em bé đang trong độ tuổi từ 1 - 3 tuổi: Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn vặt khó tiêu hóa. Những đồ ăn vặt có tính kích thích mạnh cũng không nên cho trẻ ăn. Khi ăn đồ ăn vặt, các bậc phụ huynh cần chú ý đến sự an toàn cho trẻ, ví dụ như các loại hạt đậu phộng... để tránh phát sinh làm bé ngạt thở ngoài ý muốn.

5 chú ý khi ăn vặt:
1- Tùy theo trọng lượng của cơ thể và thực trạng của việc ăn bữa chính mà lựa chọn đồ ăn vặt cho phù hợp.
2- Chọn lựa các loại đồ ăn vặt có giá trị dinh dưỡng cao, như hoa quả.
3- Trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn chính mà cho trẻ ăn vặt thì cũng không được để ảnh hưởng tới bữa ăn chính.
4- Không được ăn quá nhiều đồ ăn vặt để tránh ảnh hưởng tới chất và lượng của bữa ăn chính của trẻ.
5- Chú ý vệ sinh răng miệng: Hình thành cho trẻ thói quen đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, giảm dần số lần ăn vặt của trẻ trong ngày, tạo cho trẻ thói quen sau khi ăn vặt phải súc miệng và trước khi đi ngủ thì không được ăn vặt nữa.

Theo ANDT