Bạn nên là người dẫn đường để bé luôn tự tin vào nhận thức và hành động của bản thân. Khởi đầu, bạn nên giúp bé tự quyết định những việc đơn giản như bé thích đọc cuốn sách nào, mặc chiếc áo màu gì... Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế đưa cho bé những sự lựa chọn có liên quan đến vấn đề sức khỏe như "Con thích ăn thịt hay ăn rau?", "Con muốn đánh răng mấy lần trong ngày?". Bởi vì ở độ tuổi này, bé chưa đủ nhận thức để phân biệt loại đồ ăn nào tốt hoặc tác dụng của việc đánh răng hàng ngày. Cách tốt nhất là bạn giúp bé ra quyết định trong giới hạn cho phép để bé thoải mái lựa chọn; chẳng hạn: "Con muốn đánh răng ngay bây giờ hay sau 5 phút nữa?" hoặc giúp bé lựa chọn giữa 2 món ăn tương đồng. Tâm lý phân vân của bé Các chuyên gia cho rằng, lựa chọn trong những tình huống khó khăn sẽ giúp bé phản ứng linh hoạt. Trong tình huống này, bạn có thể nhấn mạnh đến một hoạt động mà bạn cho rằng bé hứng thú hơn như "Con đi cùng mẹ rồi lát về chơi tiếp với bố nhé", bé sẽ vô cùng hào hứng vì không bị bỏ lỡ một hoạt động yêu thích nào. Tương tự khi bạn hỏi: "Con ăn chiếc bánh nào trước?, bé sẽ phân vân. Bạn có thể mở rộng lựa chọn cho bé bằng gợi ý: "Con ăn chiếc bánh này, còn một chiếc mẹ cất đến sáng mai", bé sẽ vui vẻ hơn. Cách này cũng có tác dụng giúp bé sắp xếp những công việc ưu tiên, công việc nào có thể hoàn thành trước, công việc nào có thể hoàn thành sau. Cùng bé chọn quần áo Để khắc phục điều này, bạn nên sắp xếp những ngăn quần áo đông, xuân, hè riêng biệt dành cho bé. Sau đó, bạn treo sẵn 2-3 loại trang phục tương đồng lên mắc áo từ tối hôm trước để sáng hôm sau bé thoải mái lựa chọn. Khi sự lựa chọn được giới hạn trong những loại trang phục phù hợp, bé sẽ tự tin chọn quần áo mà bạn cũng rảnh tay hơn. Theo Web Trẻ Thơ |