Dinh dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Ở lứa tuổi n? nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức khỏe của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và các chức năng tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. ở lứa tuổi này bữa ăn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tăng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ th? chop b?dinh dưỡng v?kh?g thể. Cố gắng cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. 1. Năng lượng: 2. Chất đạm: 3. Chất béo: 4. Các chất khoáng: Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 - 7 mg sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ĂN THỰC VẬT NHƯNG TRONG RAU QUẢ LẠI CÓ NHIỀU VITAMIN C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả HƠN. ƯU TIÊN NGUỒN THỨC ĂN động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể. 5. Vitamin: • Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Tuy nhi? ở lứa tuổi này trẻ đã mọc răng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện răng, luyện cơ nhai. Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ăn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, băm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển. • Sau khi cai sữa cần có chế độ ăn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ăn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ. • Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Ðường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ăn các thức ăn khác, mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng răng. Chỉ nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn. • Cần cho trẻ uống đủ nước: nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Uống gì trong mùa hè? Nước là một thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Ở người trưởng thành, nước chiếm 2/3 cân nặng cơ thể. Tuổi càng trẻ, cơ thể càng nhiều nước: bào thai có 90% nước, trẻ sơ sinh có 74%. Do vậy, nếu cơ thể bị thiếu nước, các chức phận cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Một người khỏe mạnh, lao động vừa phải, trong điều kiện thời tiết bình thường, mỗi ngày cần khoảng 2,5 lít nước. Do đó, ngoài lượng nước có trong thức ăn, mỗi ngày cần phải uống thêm khoảng 1,5 lít nữa. Nếu lao động nặng, làm việc ở ngoài trời nắng hoặc trong các phân xưởng nóng thì phải uống nhiều nước hơn. Như vậy, làm thế nào để bù lại lượng nước và muối đã bị mất, và uống loại nước nào để vừa thỏa mãn được nhu cầu về nước, vừa an toàn cho cơ thể? Những thức uống thường ngày: nước chè xanh, nước vối, nước trắng (nước đun sôi để nguội) rất thông dụng và hiệu quả. - Nước đun sôi để nguội, tuy vị nhạt do các chất khí hòa tan trong nước đã bị bay đi trong quá trình đun sôi nước, song chỉ cần lắc mạnh khi nước đã nguội là có thể khắc phục được. - Nước chè, đặc biệt nước chè xanh do hương vị thơm tho dễ chịu, lại bổ và giải khát nên được nhiều người ưa chuộng. Trong lá chè có nhiều tanin, cafein, glucosid, một ít tinh dầu, các vitamin và muối khoáng. Vị chát của tanin trong chè có tác dụng tốt đối với niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm quá trình gây thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích trong ruột hoạt động. Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp 4 lần nước cam, nước chanh. Còn vitamin P trong chè xanh - những flavonoid - có tác dụng giảm thẩm thấu mao mạch làm tăng độ bền chắc của mạch máu, giữ cho mạch máu mềm mại. Trong chè còn có các chất khoáng kể cả các yếu tố vi lượng như sắt, iốt, đồng, fluor... dưới dạng các hợp chất dễ hòa tan, rất cần cho cơ thể. Từ quả tươi... đến nước giải khát Sau nước quả, bia là cũng loại nước giải khát được nhiều người hâm mộ. Bia có độ cồn thấp (2-6%), lại có nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B, có một lượng đáng kể khí carbonic (3gam/lít). Vì thế khi uống bia ta cảm thấy hứng thú, dễ chịu, giảm được cảm giác khát và ngon miệng, nhưng cũng chỉ nên uống vừa phải. Ngoài các loại nước uống, một số thức ăn như nước cháo (có pha thêm 3-4 gam muối trong 1 lít), nước gạo rang, nước đậu xanh, đậu đen, nước rau muống... cũng có tác dụng thanh nhiệt, giảm khát. Rau muống là món ăn thường ngày, có tác dụng giảm khát tốt, lại bổ sung một lượng đáng kể đạm, muối kali và vitamin C. Tiếp đến là rau má. Lượng đạm trong rau má tương đương với rau muống, hàm lượng vitamin có phần cao hơn. Nhiệt lượng do rau má cung cấp cũng cao hơn nhiều rau khác (100 g cho 21 calo). Rau má vẫn được dùng làm vị thuốc nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, trị rôm sẩy... và giải khát. Rau má nên rửa sạch rồi ép lấy nước uống là tốt nhất. Cách uống: Theo chametainang
|