Sau khoảng 1 tuổi, bé có nguy cơ thiếu sắt. Bởi vì lúc này, nhiều bé đã được cai sữa; cộng với việc bé ngại uống sữa ngoài thì thức ăn hàng ngày không đủ nhu cầu sắt cho bé. Phòng tránh thiếu sắt cho bé Ảnh: GettyImages. - Cung cấp các bữa ăn giàu chất sắt cho bé 18-24 tháng tuổi. Ngoài sắt, những loại thực phẩm dồi dào vitamin C như cà chua, rau xanh, cam, quýt, dâu tây... cũng rất hữu ích cho bé vì chúng giúp việc tổng hợp sắt tốt hơn. - Tránh để bé ăn nhiều thực phẩm chứa caffein hoặc trà xanh vì trà xanh chứa tannin - làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. - Bạn không nên cho bé béo phì ăn kiêng. Bởi vì thịt là nguồn giàu chất sắt hơn các loại rau. Nếu bé không ăn đủ thịt, bé sẽ có nguy cơ thiếu sắt. - Bạn nên cung cấp sắt cho bé hàng ngày thay vì đợi đến khi bé có dấu hiệu thiếu sắt. Có thể chọn loại thức ăn vặt giàu chất sắt cho bé (bạn nên xem thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì). - Nguồn thực phẩm giàu sắt cho bé: trứng, thịt có màu đỏ; cá hồi, cá thu; đậu phụ; các loại hạt, rau có màu xanh; sữa, ngũ cốc giàu chất sắt... Nhu cầu sắt theo độ tuổi của bé Dấu hiệu bé thiếu sắt Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu xuống sức nào, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra tình trạng thiếu sắt có liên quan đến chứng thiếu máu ở bé hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định việc bổ sung viên sắt cho bé (bạn không nên tùy ý cho bé uống sắt khi chưa có đơn của bác sĩ). Theo mevabe.net |