Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Kích thích niềm đam mê cho trẻ trước 5 tuổi


Chuyên gia tâm lý cho rằng: Trẻ em trước 5 tuổi nên chú ý bồi dưỡng niềm đam mê, sau 7 tuổi mới là giai đoạn hình thành các kỹ năng. Nếu đảo lộn trình tự này các bé sẽ mang tâm lý sợ học.

Trẻ em khi sinh ra, sự tò mò với bao điều thú vị xung quanh là rất lớn, đây là cơ hội rất tốt để giúp các bé hình thành niềm đam mê. Nhưng có những bậc phụ huynh khi con vừa biết nói đã dạy cá bé học viết chữ, học thuộc lòng các bài thơ cổ, có những cha mẹ còn đưa con mình đến những lớp học sớm, thậm chí là các lớp học cứ nối tiếp nhau khiến các bé thấy áp lực. Điều vô cùng tồi tệ là cách làm này đã biến những thứ vốn là niềm đam mê của cá bé trở thành những nhiệm vụ phải hoàn thành, tự nhiên các bé sẽ hình thành tâm lý sợ học.

Chuyên gia tâm lý cho rằng: Trẻ em trước 5 tuổi nên chú ý bồi dưỡng niềm đam mê, sau 7 tuổi mới là giai đoạn hình thành các kỹ năng. Nếu đảo lộn trình tự này các bé sẽ mang tâm lý sợ học.

Có những bậc cha mẹ lại làm trái với những ý kiến trên, họ chỉ chú ý đảm bảo cho con được ăn uống, vui chơi đầy đủ mà không hề để ý tới mong muốn tìm hiểu học hỏi của con trong những lúc vui chơi. Đặc biệt là những người quá coi trọng sự nghiệp, họ không có thời gian chăm sóc con cái, không tiếp xúc với bé nhiều. Trẻ em lớn lên trong môi trường như vậy sẽ mất đi niềm đam mê với những sự vật xung quanh.

Những trẻ trong gia đình có điều kiện cũng dẽ mắc phải hiện tượng này. Sự đầy đủ về vật chất khiến các bé không nhớ tới bất cứ thứ gì. Phiền phức hơn đó là, cha mẹ của những em bé đó khi về tới nhà lại không thường xuyên xem sách, điều này làm hình thành trong các bé một quan điểm: không cần học cũng có thể có được một cuộc sống thoải mái. Kỳ thực, đối với các bé trong những gia đình có điều kiện, những "luật lệ" thích hợp là vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân dẫn đến một phần nhỏ các bé không thích học là do khả năng học tập hạn chế. Ví dụ như không tập trung, tính toán không cẩn thận, thường xuyên bị thầy cô phê bình, lòng tự ái bị tổn thương,v.v... tất cả sẽ càng làm các bé không thích học. Đồng thời, ý thức của các bé lười học tương đối kém, nguyên nhân này càng làm cho các bé ngại học hơn. Đối với những bé như vậy nên hỏi ý kiến của những chuyên gia tâm lý để tìm phương pháp thích hợp giúp bé tìm được niềm đam mê với học hỏi.

Theo aFamily