Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Từ điển từ A đến Z về việc kiểm soát khi trẻ mới biết đi.


NHỮNG THỨ MÀ BẠN CẦN BIẾT VỀ VIỆC HƯỚNG ĐỨA CON BÉ NHỎ CỦA MÌNH CƯ XỬ THEO CÁCH MÀ BẠN MUỐN.

Tất cả chúng tôi đều muốn con của chúng tôi là những thiên thần nhỏ nhắn. nhưng thực tế thì thường lại khác. Như mọi bà mẹ cũng biết, ngay cả những đứa trẻ có hạnh kiểm tốt thì cũng có thể thỉnh thoảng trêu chọc ai phát cáu, nhưng đừng quá lo - Đó là một phần tự nhiên của sự trưởng thành. Con bạn chỉ đơn giản là đang mở rộng những ranh giới và khám phá những gì bé có thể thành công hoặc không. Từ "discipline" bắt nguồn từ cụm từ Latin có nghĩa là "dạy" và hãy làm điều đó trong tâm trí, đây là một số những cách đơn giản để giúp con bạn đi theo đúng hướng.

Avoid uneccessary battles: Tránh những sự tranh luận không cần thiết
Con bạn đang cố khăng khăng đòi mang đôi ủng cao su của bé vào mặc dù trời không mưa. Bạn phải làm gì?
a. Kéo đôi ủng đó ra cho dù bé phản đối và mang vào cho bé một đôi giày mềm nhẹ màu hồng dễ thương khác mà hợp với màu váy của bé.
b. Thở dài và chấp nhận sự chọn lựa kì dị của bé.
Vâng nếu câu trả lời là a) Bạn sắp gây ra một cuộc chiến và bạn là người chịu trách nhiệm trong khi b) có thể bạn không có được quyền lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng cứ theo cái kiểu này thì nó có thực sự là một vấn đề không? Tránh việc tranh luận khi xảy ra, ví dụ như khi bé từ chối mặc aó khoác và ngoài kia đang là "Bắc cực".

Body language: Ngôn ngữ cơ thể
Khi yêu cầu bé làm một điều gì đó, bạn phải làm mẫu, bạn là một nhân vật có uy tín đối với bé và bé cần thấy rằng bạn đang ở trong tầm kiểm soát của bé. Cho nên phải chú ý đến bé, nhìn thẳng vào mắt bé khi bạn trò chuyện với bé và để cho bé thấy rằng bạn thực sự có ý định làm điều gì cho bé chứ không nói đùa một chút nào.

Consistency: Tính kiên định
Nếu máy tính của bạn chắc chắn vượt ra khỏi giới hạn trong ngày hôm qua thì sau đó hãy chắc một điều rằng điều tương tự như vậy sẽ là sự thật trong ngày hôm nay. Sẽ không có điều gì gây nhầm lẫn với con bạn hơn là luôn luôn thay đổi mục tiêu đạt được. Đặt ra những quy tắc và luôn bám theo những quy tắc đó. Tương tự như vậy, đừng đưa ra những điều mà bạn không tiếp tục thực hiện.

Distract and Divert: Làm sao lãng và đánh lạc hướng
Có lẽ công cụ đơn giản và hữu hiệu nhất của một bà mẹ đó là khi mà kiểm soát được bé. Bạn không muốn đứa con bé nhỏ của mình trút hết mọi thứ trong tủ đựng đồ ăn ra? Tại sao bạn không đề nghị bé giúp bạn quét nhà thay vì để bé nghịch ngợm như vậy?

Encourage Cooperation: Khuyến khích sự hợp tác
Con bạn có thể thích làm những gì mà bạn bảo hơn nếu bạn yêu cầu bé theo cái cách mà bạn khuyến khích tinh thần hợp tác của bé. Ví dụ như câu nói "Con có thể vui lòng đưa cho mẹ quyển sách không?", thì chắc rằng bạn sẽ nhận được một sự đáp lại như mong muốn hơn là quát: "Mang cho mẹ quyển sách".

Firm Voice: Giọng nói mạnh mẽ
Cha mẹ của chính bạn có lẽ đã có một giọng nói mạnh mẽ, và với tư cách là cha mẹ của một đứa trẻ náo nhiệt, bạn cũng cần phải khai thác điều đó từ cha mẹ bạn. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là giọng nói, đó là thứ mà thể hiện rằng sẽ không có một sự đối xử tệ bạc nào ở đây cũng như là bạn thực sự muốn làm như vậy chứ không đùa cợt. Mặc dù không phải là quát tháo. Âm giọng cần phải thấp và giọng nói cần phải được kiểm soát và liệu chừng.

Give choice: Trao cho bé những chọn lựa
Một bí quyết hàng đầu khác để phổ biến ý định cho một cuộc tranh cãi tiềm tàng. Sắp đến giờ ăn trưa và đứa con đang dần dần tự lập của bạn muốn lên tiếng rằng phải nên ăn món nào. Cho bé 2 sự lựa chọn, mà cả hai tùy chọn này đã được bạn chấp nhận. - Ví dụ là Pizza hoặc mì ống - nghĩa là bé sẽ cảm thấy mình thật sự quan trọng trong vai trò là ‘người có quyền quyết định bữa ăn' mà không cần bạn phải ép buộc hay quát tháo.

Hunger: Tình trạng đói bụng
Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng khi một đứa bé trẻ đang đói bụng thì nó sẽ trở nên gắt gỏng theo đúng nghĩa, có thể thay đổi tính tình một cách đột ngột. Hãy cố gắng duy trì giờ ăn của bé đều đặn hàng ngày và luôn có một nơi cất giữ những phần thức ăn có lợi cho sức khỏe

Ignore bad behavior: Bỏ qua thói xấu
Đôi khi con bạn có thể cố tình cư xử không đúng để thu hút sự chú ý của bạn. Trong những trường hợp này, miễn là bé sẽ không gây ra bất cứ thiệt hại nào đối với bản thân hoặc đối với những người khác, tốt nhất là đừng chú ý tới bé. Nghĩa là việc cư xử không đúng mực không được tán thướng bằng sự chú ý của bạn.

Joy of Life: Niềm vui của cuộc sống
Trẻ em thì rất là năng động và muốn bắt lấy mọi thứ bằng cả hai tay. Ý nghĩ và sự quyết tâm đáng kinh ngạc của bé là điều đáng được hưởng ứng. Đúng như vậy, đôi khi việc phạt nhẹ bé có thể là một thử thách. Tuy nhiên đáng ghi nhớ hơn là có rất nhiều thứ trong thế giới này, là bé chỉ thật sự muốn làm hài lòng bạn.

Know your Toddler: Hiểu biết về bé
Hiểu biết về những nhu cầu, tính cách và năng lực của bé. Một kích thước nào đó thì sẽ không bao giờ khớp với tất cả mọi trẻ và các nguyên tắc của bạn cần phải được đáp ứng cho con bạn. Ví dụ như là đứa con bé bỏng của bạn có thể từ chối ngồi vào những bậc cầu thang nhưng sẽ đáp lại nếu như bạn giải thích kĩ lưỡng tại sao thái độ của bé không được chấp nhận.

Limit the word ‘no': Giới hạn từ không
Có thể ước tính rằng cha mẹ có thể nói từ "không" với con mình thông thường là 30 lần mỗi ngày. Bạn có ngạc nhiên không khi cho rằng con bạn luôn thay đổi thái độ và lời nói của bạn đã không còn tác dụng nữa? Cố gắng đừng nói từ "không" trừ khi nào sự việc thật sự có vấn đề và thay vào đó là việc thay thế các từ với các cụm từ khác cụ thể hơn với tình huống sắp tới chẳng hạn như là , "Thật không an toàn khi chơi trên các bậc cầu thang con à, hãy chơi với các khối đồ chơi của con đi."

Make your Toddler's environment safe: Hãy làm cho mội trường sống của trẻ được an toàn
Một ngôi nhà với đầy ắp những đồ vật quý giá mà dễ với tới được thì nhất định sẽ lôi cuốn một đứa trẻ. Việc cách li trẻ trong nhà sẽ loại bỏ được việc phải cảnh giác thận trọng và khiển trách trẻ, tạo cho đầu óc bạn được thanh thản và dĩ nhiên là con của bạn sẽ luôn được an toàn.

Naughty step/chair/corner/spot etc.
Một việc cực kỳ phổ biến là thiết kế một nơi đặc biệt, nơi mà con bạn có thể xem như là một phòng phạt. Không gian này thì thoải mái hơn phòng ngủ rất nhiều bởi vì đây là một nơi tích cực và rất thích hợp cho con bạn được ngủ và chơi đùa.

Obedience: Sự vâng lời
Một từ cổ hủ, nhưng theo nhiều chuyên gia, hoàn toàn không có lý do tại sao chúng ta lại không nên trông đợi con của chúng ta phải nghe lời. Rốt cuộc, làm sao mà bé biết được hành vi nào thì được chấp nhận hay không trừ khi bạn nói với bé?

Positive reinforcement: Sự củng cố tích cực
Việc trừng phạt sẽ tốt hơn và cũng hiệu quả hơn nhiều so với việc củng cố tích cực khác. Cho nên hơn bao giờ hết là thay vì chỉ tập trung vào những điều mà ngược với ý bạn và làm cho bạn trở thành một người hay la mắng thường xuyên, mà tập trung vào những điều mà bé đang làm đúng và không ngớt lời khen ngợi bé.

Question your own anger: Đặt vấn đề đối với sự tức giận của bạn
Khi con bạn cư xử không đúng mực, bạn sẽ trở nên rất giận dữ với bé trong trường hợp này. Nhưng trong khi mà trẻ không thể kiềm chế được cảm xúc, bạn có thể tự hỏi chính bản thân mình rằng điều gì đã làm bạn rất giận dữ đến như vậy. Có lẽ là sự trông đợi của bạn không thực tế với giai đoạn phát triển của trẻ, những mức độ căng thẳng hiện có hay là tính khí cá nhân?

Routine: Thói quen hàng ngày
Con bạn sẽ cần một "lịch" hàng ngày. Biết được những gì sắp xảy ra với bé và việc kì vọng ở bé sẽ làm cho bé cảm thấy an tâm và được che chở hơn. Định hình một thói quen hàng ngày cũng đảm bảo cho quá trình ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ luôn theo một biểu mẫu đều đặn và điều này có thể đề phòng đối với một đứa bé khó tính.

Time out: Phòng phạt
Điều này bao gồm việc loại bỏ tình trạng bùng nổ tiềm ẩn của trẻ và đặt trẻ vào trong một khu vực yên tĩnh để tạo cho bé thời gian suy nghĩ về những hành động của mình và cho bạn một chút thời gian để thư giãn. Đưa ra cho trẻ một hay hai lời cảnh báo trước khi đặt trẻ vào phòng phạt và mỗi năm trong cuộc sống của trẻ chỉ nên để trẻ lại trong chốc lát.

Understand Triggers:Hiểu được những sự kích thích
Trẻ có thường bực bội đá chân trong cửa hàng hoặc trên các chuyến hành trình dài không? Nếu bạn biết được những hoàn cảnh mà kích thích cách cư xử của bé, bạn sẽ có thể chọn hoặc tránh hoặc giảm bớt sự va chạm của bé.

View things from his Perpective
Quan sát mọi thứ theo góc độ trực quan của bé
Cố gắng thấy được những điều từ quan điểm của con bạn. Ví dụ như nếu bé bị thu hút vào một hoạt động nào đó, hãy tạo cho bé thời gian lâu hơn để hoàn tất hoạt động đó, hoặc nhắc bé trước vài phút trước khi gọi bé đi ngủ.

Work together:Cùng với trẻ hoạt động
Một đứa trẻ sẽ nhận ra được bất cứ sự khác nhau nào giữa cách thức kỷ luật của bạn và chồng (vợ) của bạn và sẽ sớm chống lại nhau. Cố gắng thống nhất cách mà cả hai vợ chồng muốn nuôi dạy con.

X and make up
Đùng bao giờ tạo ra một sự bực tức đối với con trẻ. Khi sự việc kết thúc rồi thì không nên nhắc lại với trẻ. Hôn bé một cái cũng như là ôm chặt bé vào lòng và cứ như vậy.

Yelling:La thét
Thử hình dung ra một tình huống- Đã đến giờ ngủ rồi mà con bạn đang từ chối không chịu mặc tã lót. Bạn biết rằng bé sẽ thức giấc vì ẩm ướt và bằng cách thét lên, bạn hy vọng là bé sẽ nghe lời. Nhưng bạn càng lên giọng, thì điều trái ngược có thể xảy ra. Cố gắng tránh la mắng bé, trừ khi bé đang chạy hướng về con đường đông đúc và không có dấu hiệu ngừng lại.

Zzzzzz
Sự mệt mỏi sẽ làm cho bọn trẻ dễ cáu kỉnh. Hầu hết trẻ 2 tuổi cần phải ngủ 13 giờ trong một ngày - và nên ngủ sau buổi ăn trưa một tiếng rưỡi. Một số trẻ cần ngủ thêm so với trẻ khác nhưng phải cố gắng đảm bảo cho con bạn ngủ đủ giấc.

XÁC LẬP NHỮNG GIỚI HẠN
Độ tuổi tập đi là thời điểm đạt được sự trung dung giữa tự do và ràng buộc, và để làm điều này bạn cần phải thiết lập những giới hạn. Ví dụ, trong khi bạn cho phép bé chạy trước bạn trong công viên, đó không đơn giản là một tùy chọn khi bạn đang đi trên một con đường đông đúc - bé phải nắm tay bạn.

Đình Quang mamnon.com
Theo Prima Baby & pregnacy