Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Dinh dưỡng "quá độ" và hệ lụy với sức khỏe trẻ nhỏ


Bạn không ngại bỏ ra thời gian và tiền bạc để chuẩn bị những bữa ăn phong phú, đầy đủ các chất dinh dưỡng với mong muốn con luôn mạnh khoẻ và phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, bạn cũng không hề biết rằng việc "nhồi nhét" quá độ các vitamin và khoáng chất vào cơ thể trẻ cũng là nguyên nhân gây nên các căn bệnh thường gặp:

- Bổ sung quá nhiều đạm và protein sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hoá cũng như hệ bài tiết của trẻ. Gan và thận của trẻ do chưa được phát triển đầy đủ nên không đủ sức "xử lý" và chuyển hoá hết các chất này. Lâu ngày, trẻ sẽ thường xuyên có những biểu hiện bệnh như: sốt nhẹ, nôn mửa, ỉa chảy, ngủ nhiều, ngất xỉu...

Ngoài ra, cho trẻ ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều đạm và protein sẽ làm ra tăng hàm lượng mỡ trong máu, là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì, các bệnh về tim mạch và tiểu đường khi trưởng thành.

Cần chú ý rằng, lượng protein hợp lý bổ sung cho cơ thể trẻ chỉ từ 3 - 4g/kg thể trọng.

- Ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo, đặc biệt là các chất béo có nguồn gốc động vật làm ra tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ. Ngoài ra, trẻ ăn nhiều chất béo thường có sức đề kháng và khả năng trí tuệ kém.

- Quá nhiều vitamin A lại gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ nhỏ. Việc dư thừa vitamin A trong cơ thể đôi khi còn làm da trẻ ngứa ngáy, nổi mẩn và dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi.

- Bổ sung quá nhiều vitamin D sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của dạ dày, dễ gây táo bón ở trẻ.

- Vitamin C tốt cho hệ tiêu hoá, tuy nhiên nếu cho trẻ ăn nhiều thức ăn và hoa quả có chứa nhiều vitamin C sẽ gây hại cho dạ dày hoặc đẩy nhanh quá trình tạo sỏi trong thận.

Theo Dân Trí