Khuyến khích trẻ trò chuyện cần sự dốc lòng, dốc sức đáng kể về phía cha mẹ. Một khi bạn đã dựng được nền tảng, những cuộc đối thoại sẽ đến nhẹ nhàng như một thói quen. Bí quyết ở đây là tìm ra được thời điểm và nơi chốn phù hợp nhất cho bạn và con cho dù là khi bạn tắm cho trẻ hay khi hai mẹ con xếp quần áo. Bạn còn phải bảo đảm rằng mình không phạm phải những lỗi thường gặp khi trò chuyện cùng con như sau: • Giả bộ lắng nghe trẻ trong khi bạn thật ra đang lu bu làm việc khác: cuộc sống đầy những phân tâm nhưng trẻ xứng đáng được bạn quan tâm. Nếu như bạn không thể dành cho bé gái 10 tuổi của mình thời gian bé đáng có, hãy cho bé biết rằng bạn đang bận rộn. Bé có thể buồn bực lúc đó nhưng sẽ ít thất vọng hơn khi bạn giả bộ lắng nghe trong khi cứ đi lại trong nhà với hàng núi việc. Khi bạn chọn giải pháp này, có một lưu ý nhỏ: nên gợi ý về cuộc trò chuyện mẹ con vào lúc khác trong ngày. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội lúc đó, bạn có thể khiến trẻ nghĩ rằng việc trò chuyện cùng trẻ kém quan trọng hơn trong ưu tiên của bạn. • Ngắt lời trẻ trước khi trẻ nói xong: Chắc chắn bạn từng có những người bạn phạm lỗi này - ngắt lời bạn trước khi bạn nói xong. Tất cả những gì họ quan tâm là khiến bạn ngừng nói. Vì vậy, xin đừng áp đặt lên con. Làm vậy có khi sẽ khiến trẻ thôi nói chuyện với bạn. • Đi đến kết luận trước khi bạn có đủ dữ kiện: Khi trẻ báo với bạn về vết xước trên chiếc xe cáu cạnh của bạn, thể nào bạn cũng ngay lập tức kết luận sai rằng chính trẻ gây nên vết xước đó. Việc tốt duy nhất mà bạn có thể làm là tỏ ra ăn năn và xin lỗi trẻ. • Không hiểu được những điều trẻ không nói ra: Có khi trẻ không bao giờ nói hết những "cái quan trọng" trong câu chuyện với bạn. Nếu trẻ làm lơ những chi tiết quan trọng, không trả lời câu hỏi hay trẻ có vẻ giấu diếm gì đó... Chính là những tín hiệu mà bạn phải ngay lập tức ngừng lặt rau mà dành hết tâm trí để nghe trẻ nói . • Nổi giận với trẻ vì bạn không thích những gì trẻ nói: Một cách dễ dàng để đóng sập cánh cửa trò chuyện giữa cha mẹ và con là nổi giận với trẻ chỉ vì bạn không ưa những gì trẻ kể. Có thể là bé chỉ dông dài rằng cô giáo bất công, và bé ghét trường học.... Bạn nên thông cảm cảm giác của bé và chờ đến khi bé bình tĩnh lại và đưa ra những giải pháp của chính mình. • Không tỏ ra tôn trọng những việc có vẻ to tát với trẻ nhưng thật vặt vãnh với bạn: "Chúng ta chóng quên quá, trong thế giới người lớn với những nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Những vấn đề của con trẻ cũng quan trọng với trẻ như những vấn đề của ta đối với ta vậy" Catherine, bà mẹ 33 tuổi với 4 con nhận xét. • Hỏi quá nhiều câu hỏi không đâu vào đâu mà hỏi không đủ: Nếu bạn đưa ra một loạt câu hỏi nhằm khiến trẻ "diễn lại" những việc đã xảy ra thì có vẻ như là bạn sa đà trong điều tra rồi. Bạn có thể xây dựng một cuộc đối thoại với ít câu hỏi hơn, hay đơn giản chỉ là:" Rồi sao nữa con". Thách thức ở chỗ bạn biết lúc nào thì im lặng và lúc nào nên nói. Đây là trò chơi không dể chút nào vì trò này có khuynh hướng thay đổi khi trẻ lớn lên. (Với thiếu niên, có một vài câu hỏi có thể khiến trẻ im luôn nhưng với trẻ nhỏ thì bạn phải hỏi tới - Lillian, bà mẹ 39 tuổi với 3 con giải thích). • Đưa ra những lời khuyên vô chừng: Bạn có thể tha thiết muốn đưa ra những lời khuyên cho trẻ khi trẻ diễn giải những khó khăn mà nó đối diện ở trường và ở nhà. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên gác những lời khuyên đó lại trừ khi trẻ yêu cầu. Bạn cần phải khuyến khích trẻ tự nghĩ ra, cần tạo cơ hội để trẻ tự giải quyết vấn đề. Bạn đã lấy mất cơ hội này nếu bạn vội vã đưa ra những lời khuyên thay vì lắng nghe. • Lên lớp giáo điều con trẻ: Bạn nhớ lại coi bạn đã không còn lắng nghe như thế nào khi cha mẹ bạn chuyển sang "chế độ" lên lớp? Vậy cho nên, thay vì khiến con bạn cũng phải luyện để làm lơ, sao bạn lại không bỏ đi những "bài giảng" nặng nề và đưa ra những luận điểm thật bình tĩnh, súc tích và đừng mang âm hưởng à à của "tiến sĩ gây mê". Theo choicungbe |