Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Các bước tập cho bé tự ăn


Với mỗi giai đoạn, bé sẽ có những kỹ năng điều khiển tay khác nhau, qua đó, cha mẹ có thể giúp bé làm quen và tự mình đưa thức ăn vào miệng.

Các giai đoạn tự ăn của bé
1. Học cầm bình sữa: Bé thường cầm được bình vào lúc được khoảng 5-6 tháng tuổi. Để có thể tự dùng bình sữa, con của bạn phải đưa hai bàn tay lại với nhau ở giữa cơ thể. Tư thế nghiêng một bên là dễ nhất, bởi vì hai bàn tay tự động đưa vào giữa, vì vậy bạn có thể đưa bình sữa vào giữa chúng.

Thái độ của bé về bữa ăn cho biết bé đã sẵn sàng tự ăn chưa. Khi hứng thú và muốn tham gia bữa ăn, bé có thể:
- Thích chơi với thức ăn
- Cúi về phía trước, há miệng để biểu lộ rằng chúng muốn ăn miếng kế tiếp
- Bắt đầu thích một số thức ăn hơn
- Với tới thức ăn, thìa, bát và cố đưa dụng cụ ăn vào miệng.Những bé bị đa khuyết tật không thể cúi người ra trước hoặc với tới thức ăn nhưng chúng có thể biểu lộ những dấu hiệu tinh tế, chẳng hạn như quay đầu hoặc thay đổi nét mặt. Những thức ăn mà bé thích dễ cho ăn hơn những thứ khác.
2. Cho bé ăn bằng ngón tay: Khi cầm nắm được, bé thường đưa mọi thứ vào miệng khi khám phá thế giới xung quanh. Đến 9 tháng tuổi, bé có thể cầm bánh và tự ăn. Bắt đầu cho ăn bằng ngón tay khi bé không còn khuynh hướng cắn vào đồ vật nữa.

Khi bé sẵn sàng cầm thức ăn, một mẩu bánh mì mềm dễ ăn hơn là bánh quy giòn. Tránh những thức ăn có thể gây nghẹn, chẳng hạn như nho, bắp rang hoặc những khoanh xúc xích nóng. Nhúng các ngón tay vào khoai tây nhuyễn cũng thú vị.

3. Cho bé ăn bằng thìa: Lúc đầu, bé dùng thìa như đồ chơi và dần hiểu rằng, thìa có thể đưa thức ăn vào miệng. Đến 2 tuổi, đa số bé đã dùng thìa khá tốt.

Để dùng thìa một cách hiệu quả, bé phải ngồi vững. Để bé ngồi vững hơn, bạn hãy giữ khuỷu tay của bé, hướng nhẹ cánh tay và bàn tay của bé ra ngoài. Dựa vào bàn có thể dễ hơn đối với bé.

Lưu ý: Giúp bé khi bé cần nhưng cần giảm dần dần sự trợ giúp này khi bé học được kỹ năng mới.

Những loại dụng cụ ăn nên dùng
Thìa: Những thìa có tay cầm ngắn, cong sẽ giúp bé dễ đưa vào miệng hơn. Cũng nên quan sát độ sâu của lòng thìa vì lấy thức ăn ra khỏi thìa nông thì dễ dàng hơn; nhưng muỗng có lòng sâu thì dễ giữ thức ăn trước khi đưa vào miệng của bé hơn.

Đĩa: Đĩa có thành bên cao thì dễ dùng hơn, bởi vì bé có thể múc dựa vào thành đĩa để đưa thức ăn vào thìa.

Bát: Vành bát tròn, dễ cắn giúp bé giữ bát được vững hơn.

Ngoài ra, bé cũng có thể tự ăn bằng đũa.

Kiểm soát khi bé dùng ống hút
Ống hút rất thú vị với bé và nó cũng giúp bé kiểm soát lượng nước tiếp nhận. Khi con của bạn lần đầu tập hút từ ống, bạn có thể bóp nhẹ vào giữa ống để điều tiết lượng nước bé hút vào.

BS. Phạm Ngọc Thanh (BVNĐ1)
Theo mevabe.net