Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Ngày chuyển dạ


Làm sao tôi biết được khi nào tôi sắp sửa sinh? Nhiều người lần đầu tiên làm mẹ cảm thấy hồi hộp và lo sợ bởi vì ngày hạ sinh của họ đã sắp gần kề. Đôi khi, những báo hiệu giả được biết đến như là những cơn đau co bóp Braxton-Hick có thể gây nên nhầm lẫn hơn nữa. Nhưng những cơn đau này thì thường không đều, không giống như những cơn co bóp dạ con dồn dập để làm mềm cổ tử cung trong việc sắp sinh. Dưới đây là hướng dẫn những gì sẽ xảy ra khi con bạn chuẩn bị ra đời.

Giai đoạn 1: Những cơn đau tăng dần

Giai đoạn này được chia ra làm 2 thời kì.
Thời kì đầu gọi là thời kì tiềm tàng, khởi điểm khi những cơn co bóp tử cung băt đầu, nhưng nó sẽ không đau ngay vào lúc đầu. Những cơn đau này sẽ dần dần tăng lên theo cường độ, vì vậy mỗi cơn đau sẽ kéo dài lâu hơn và trở nên gần hơn so với cơn đau trước.

Vào cuối thời kì tiềm tàng, thời kì mà có thể kéo dài mọi thứ từ một vài giờ đến hơn một ngày, cổ tử cung của bạn sẽ giãn ra từ 3 đến 4cm. Bác sĩ Chong Yap Seng, một chuyên gia tư vấn cấp cao thuộc khoa sản phụ khoa thuộc bệnh viện đại học quốc gia nói rằng: "Những quy trình giãn nở sẽ nhanh hơn sau thời điểm này bởi vì cơn chuyển dạ sẽ trở nên nhanh hơn theo như quy trình của nó."

Bây giờ hãy đến với thời kì thực sự, trong suốt thời kì này, tử cung sẽ giãn ra 1cm trong vòng 1 giờ. Những cơn co bóp sẽ thường xuyên hơn và cách nhau gần hơn vào lúc này, tăng lên cho đến khi nó kéo dài hơn một phút cứ mỗi 30 giây hoặc hơn như thế. Vào cuối thời kì này, cổ tử cung của bạn sẽ giãn ra hết cỡ là 10cm cho nên nó đủ rộng để bé có thể chui ra được.

Bạn sẽ được giám sát chặt chẽ trong giai đoạn này, và nếu con bạn đang trong tình trạng nguy cấp, bác sĩ có thể quyết định nên mổ hay không để lấy bé ra.

Giai đoạn 2: Thời điểm để đẩy

Con bạn đang chuẩn bị vào một thế giới mới, và đầu của bé thúc đẩy vào trực tràng của bạn vào giai đoạn này, bác sĩ Chong nói. Nếu bạn chọn một cách đẻ tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy sự thôi thúc phải rặn ra. Nhưng nếu bạn uống các loại thuốc giảm đau, như là thuốc gây tê màng cứng, bạn sẽ phải được sự hướng dẫn của bác sĩ và y tá. Giai đoạn này có thể kéo dài đến một giờ đối với những người lần đầu làm mẹ.

Một khi mà đầu con bạn đã lộ ra (được gọi là "hoàn thiện"), bạn sẽ được hỏi để ngưng rặn. Đôi vai, và phần còn lại của cơ thể bé cũng sẽ sớm thoát ra trong một đống trơn trợt. Con bạn sẽ được nhanh chóng kiểm tra và cân nặng trước khi được mang đến để bạn ôm ấp bé lần đầu.

Giai đoạn 3: Vệ sinh

Một vài bà mẹ không chú ý đến những gì xảy ra sau khi sinh khi mà họ quá bận rộn với niềm vui chất đầy của họ. Nhưng đây là một giai đoạn khá là quan trọng vì nó đánh dấu việc kết thúc an toàn của sự chuyển dạ.

Bác sĩ sẽ giúp bạn bỏ đi toàn bộ nhau, cái đã nuôi dưỡng bào thai hơn 9 tháng. Thực hiện công việc này không đau và kéo dài không tới hơn một giờ. Bác sĩ Chong nói: "Ở giai đoạn này, khi mà bào thai đã tách ra khỏi thành tử cung, việc chảy máu quá mức có thể đôi lúc là một vấn đề và việc chăm sóc kĩ lưỡng phải được tiến hành để ngăn ngừa việc băng huyết xảy ra.

Thời điểm để gọi bác sĩ

Khi túi ối vỡ ra và làm chảy nước ối. Nó như là nước tiểu phun ra đột ngột.
Khi chất nước nhầy bong tróc ra. Nó không đau nhưng bạn có thể chú ý một chât nhầy như là thịt nấu đông sẽ tuôn ra với những vết máu sọc.
Khi bạn bị chứng chuột rút ở bụng
Khi mà cơn đau kéo đến cứ mỗi mười phút.

Đình Quang mamnon.com
Theo Pregnancy and Baby Care guide