Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Vitamin thời thơ ấu


Vitamin (còn gọi là sinh tố) là những chất dinh dưỡng cần thiết được cung cấp hàng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm trí rất nhỏ, nhưng số vitamin cần thiết lại lên đến con số 13, gồm 4 vitamin tan trong dầu là A, E, D, K và 9 vitamin tan trong nước như vitamin C, các nhóm vitamin B(B1, B2, B5, B6, PP...)

Những bước tiến mới trong việc nghiên cứu vitamin
Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin (trừ khi tắm, phơi nắng thích hợp để biến tiền vitamin D thành vitamin D), nên ta phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đầy đủ vitamin. Nếu hàng ngày, ăn uống đầy đủ chất với 600g thức ăn ta sẽ được cung cấp khoảng 1g vitamin.

Hiện nay, việc nghiên cứu tác dụng của vitamin đã có nhiều bước tiến mới. Ngoài chức năng dinh dưỡng, nhiều công trình khoa học còn ghi nhật chức năng sinh hóa mới của một số vitamin. Như vitamin K có thêm chức năng chuyển hóa calci, vitamin D tham gia vào chức năng miễn dịch (tự đề kháng) của cơ thể, vitamin B6 tham gia điều hòa các chất sinh hoạc có cấu trúc steroid (như hormone sinh dục)... Đặc biệt có 3 vitamin được công nhận có tác dụng chống oxy hóa là vitamin C, vitamin E, beta-caroten (tức tiền vitamin A). Đây là những vitamin có thể vô hiệu hóa các gốc tự do (là các chất có hại cho cơ thể) giúp bảo vệ tế bào, mô, phòng ngừa một số bệnh, làm chậm quá trình lão hóa.

Những đối tượng nào cần được bổ sung vitamin

Không thể đánh đồng thuốc uống bổ sung vitamin vào nhu cầu ăn uống đầy đủ của trẻ em.Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc trẻ sau giai đoạn bị bệnh việc bổ sung vitamin kịp thời rất cần thiết.
Nếu hàng ngay ta ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin. Đặc biệt, nên tăng cường rau cải, trái cây các loại cho bữa ăn vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt. Nêu lưu ý một số đối tượng cso nguy cơ thiếu vitamin như người ăn kiêng (người ăn chay trường), người bệnh (nhiễm trùng, phỏng, phẫu thuật), người nghiện rượu, hút thuốc nhiều... Riêng đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, đương nhiên phải được bổ sung vitamin. Hoặc trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy...) thì việc uống thêm vitamin là điều cần thiết.

Trẻ bình thường có cần thiết bổ xung vitamin ?
Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên cần bổ sung vitamin. Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ những chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C) hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn...) Vì vậy nhiều khi bác sĩ khuyên cho những trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ xung vitamin. Còn với trẻ béo phì , thì bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ chất béo và cần thiết phải bổ sung vitamin, vì chế độ an ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K.

Những lưu ý khi dùng thuốc bổ sung vitamin cho trẻ

-Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.

- Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng loại Multivitamin ngày uống một viên thì không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống mà lại dễ hấp thụ.

Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày.

(TS. Nguyễn Hữu Đức - Kiến thức gia đình)