Trở thành một người cha/mẹ bằng cách kết hợp 2 gia đình dang dở, hoặc cưới người đã có con có thể trở thành một kinh nghiệm sống hữu ích và đem lại sự mãn nguyện. Nếu bạn chưa bao giờ có con, bạn sẽ có cơ hội chia sẻ cuộc sống của mình với những đứa trẻ và giúp định hướng nhân cách cho bé. Nếu bạn đã có con, bạn sẽ tạo cho chúng nhiều cơ hội để xây dựng những mối quan hệ và thiết lập một sự liên kết đặc biệt mà chỉ những anh chị em ruột mới có. Trong một số trường hợp, các thành viên trong một gia đình mới có thể hòa hợp mà không gặp phải bất cứ một trở ngại nào, nhưng trong suốt quá trình hòa nhập, bạn có thể dự đoán được những khó khăn gặp phải trong 1 vài giai đoạn cụ thể. Hình dung vai trò của bạn như một người cha/mẹ - ngoài những trách nhiệm hàng ngày - bạn còn có thể gặp phải những rắc rối hay xung đột giữa bạn với vợ/chồng, người vợ/người chồng cũ của chồng/vợ bạn, và cả những đứa trẻ. Trong khi không có bất cứ một cách thức rõ ràng nào cho việc tạo ra một gia đình hoàn hảo (mỗi gia đình có những động thái riêng), điều quan trọng để tiếp cận tình huống mới này là sự kiên nhẫn và sự hiểu biết về những cảm xúc diễn ra trong lúc đó. Những gợi ý dưới đây có thể góp phần làm cho điều đó trở nên dễ dàng hơn khi bạn cần phải thích ứng với vai trò mới của mình. Hãy bắt đầu từ từ Hãy bắt đầu từ từ và cố gắng không thúc ép mọi điều. Hãy để mọi thứ phát triển tự nhiên - những đứa trẻ có thể sẽ nói chuyện trong khi người lớn vờ như giả dối, không chân thật, không đáng tin cậy. Theo thời gian, bạn có thể phát triển mối quan hệ này một cách sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn với con riêng của vợ/chồng bạn, mà không nhất thiết phải làm giống như cha mẹ ruột của chúng. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Đối với những đứa trẻ có cha mẹ vẫn đang sống, việc tái hôn gần như đồng nghĩa với việc kết thúc hy vọng bố mẹ chúng sẽ đoàn tụ. Thậm chí nếu việc ly thân đã xảy ra được vài năm, những đứa trẻ (ngay cả những đứa con trưởng thành hơn) thường hy vọng điều này trong một thời gian dài. Từ trong viễn cảnh của mình, những sự việc thực tế có thể làm chúng cảm thấy giận dữ, bị tổn thương và rối loạn. Những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới việc trở thành một người cha/mẹ kế: • Bạn đã biết trẻ được bao lâu: Bình thường, bạn biết trẻ càng lâu bao nhiêu, mối quan hệ của bạn càng khả quan bấy nhiêu. Có một vài trường hợp ngoại lệ (ví dụ, nếu bạn là người bạn cũ của cả cha mẹ trẻ trước khi họ ly hôn và bạn bị đổ lỗi cho sự tan vỡ này), tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn đã có một thời gian quen biết trẻ thì sẽ thuận lợi hơn trong giai đoạn làm quen với vai trò người cha/mẹ kế. • Bạn đã hẹn hò với cha/mẹ của trẻ trước khi quyết định cưới được bao lâu?: Một lần nữa, ngoại trừ một số trường hợp điển hình, nếu bạn không thúc ép mối quan hệ này với cha/mẹ trẻ, trẻ sẽ có thiện cảm với bạn rằng các bạn đang trong một quá trình lâu dài. • Mối quan hệ tốt đẹp của người bạn đời với người vợ/chồng trước đây: Đây là một yếu tố then chốt. Các cuộc xung đột nhỏ và những sự liên lạc mở với người vợ/chồng trước của chồng/vợ bạn có thể làm nên sự khác biệt lớn tác động vào cách trẻ dễ dàng chấp nhận bạn như một người cha/mẹ kế của chúng. Có thể dễ dàng hơn nhiều cho đứa trẻ để chấp nhận sự sắp xếp mới của cuộc sống khi người lớn không chịu lắng nghe những ý kiến phản đối của chúng. • Bạn dành bao nhiêu thời gian cho trẻ: Cố gắng tạo mối liên kết với trẻ vào thời gian cuối tuần - khi chúng muốn có những khoảng thời gian tốt đẹp với bố mẹ đẻ chúng nhưng lại không được gặp thường xuyên như chúng muốn - có thể là một cách khó khăn để làm bạn với những đứa con riêng mới. Nhớ rằng hãy đặt sự cần thiết của chúng lên đầu tiên: nếu trẻ muốn thời gian cùng với bố mẹ đẻ, nên để chúng có điều đấy. Vì vậy thỉnh thoảng từ bỏ ý muốn của mình có thể giúp đảm bảo một hướng đi ổn thoả hơn tới mối quan hệ tốt hơn trong quá trình tiến triển lâu dài.
• Quan tâm trước tiên tới điều trẻ cần, chứ không phải điều trẻ muốn: Trẻ cần tình yêu thương, sự hòa hợp là trên hết. Hãy tặng trẻ đồ chơi hoặc sự đối xử tốt, đặc biệt nếu chúng không được xếp loại tốt hay có cách cư xử tốt, có thể dẫn đến tình huống, trong môi trường nơi bạn cảm thấy thích, bạn luôn trao tặng những món quà cho tình yêu. Tương tự, nếu bạn cảm thấy tội lỗi trong việc đối xử với thể chất của trẻ khác với con riêng, đừng mua quà để thay thế cho nó. Bạn hãy làm điều có thể tốt nhất để tìm hiểu đối xử với chúng thế nào cho bình đẳng nhất. • Những quy tắc trong gia đình: Giữ cho những quy tắc trong gia đình bạn phù hợp và tất cả những đứa trẻ đều có thể thích ứng, dù chúng là những đứa trẻ của bạn từ các mối quan hệ trước hay những đứa con riêng của vợ/chồng bạn, thậm chí là những đứa trẻ các bạn có cùng nhau. Trẻ em và trẻ thanh thiếu niên sẽ có những quy tắc ứng xử khác nhau, nhưng chúng nên có những nguyên tắc áp dụng phù hợp thống nhất mọi lúc. Điều này giúp những đứa trẻ điều chỉnh để thay đổi, giống như dời tới một ngôi nhà mới hay là đón chào đứa em mới, và giúp chúng cảm thấy rằng tất cả những đứa trẻ trong gia đình đều được đối xử bình đẳng. Nếu những đứa trẻ đang phải đối phó với hai kiểu quy tắc khác nhau của mỗi nhà, có thể đã đến lúc phải dành thời gian cho cuộc họp gia đình - bằng không những đứa trẻ có thể học để "làm việc hệ thống" trong một khóa học ngắn hạn có lợi cho các vấn đề lâu dài. • Tạo ra những thói quen mới cho gia đình: Tìm ra những hoạt động đặc biệt ý nghĩa để cùng làm với con riêng của vợ/chồng, nhưng phải chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được sự hưởng ứng của trẻ. Một vài truyền thống gia đình mới có thể bao gồm: Các trò chơi buổi tối cùng nhau, đạp xe cả nhà, nấu nướng, làm thiệp mừng nhân các dịp đặc biệt, hay thậm chí cả giải ô chữ cùng nhau khi đi trên ô tô. Chìa khóa là sự vui vẻ cùng nhau, đừng cố gắng giành tình yêu của trẻ - trẻ rất thông minh và sẽ nhanh chóng liên tưởng ra nếu bạn cố gắng ép buộc mối quan hệ lên chúng. • Tôn trọng tất cả các bậc cha mẹ: Khi người vợ/chồng cũ đã qua đời, điều quan trọng là hãy biểu lộ sự thông cảm và tôn trọng với người đó. Nếu bạn và vợ/chồng bạn có thể chia sẻ sự giám hộ với bố/mẹ đẻ của trẻ, cố gắng lịch sự và động lòng trắc ẩn trong khi chia sẻ với trẻ (điều đó thật là khủng khiếp đến thế nào!). Không bao giờ nói những điều không tốt về cha/mẹ đẻ của trẻ trước mặt chúng. Làm như vậy thường xuyên sẽ phản tác dụng và những đứa trẻ sẽ giận dữ với cha mẹ khi đưa ra lời nhận xét. Không đứa trẻ nào lại muốn nghe những lời chỉ trích bố mẹ đẻ của chúng, thậm chí nếu trẻ có phàn nàn kêu ca về bố/mẹ đẻ của chúng với bạn. • Không sử dụng trẻ như người đưa tin hay người trung gian: Cố gắng không yêu cầu trẻ về điều gì đang xảy ra trong các gia đình khác - chúng sẽ không bằng lòng khi chúng cảm thấy mình đang bị yêu cầu làm nhiệm vụ theo dõi bố/mẹ đẻ của mình. Bất cứ khi nào có thể, hãy liên hệ trực tiếp với bố/mẹ đẻ của trẻ về những vấn đề liên quan, như: lịch học, quyền thăm con, tình trạng sức khỏe, các vấn đề ở trường. Lịch giám hộ chăm sóc trực tuyến làm cho quá trình này dễ hơn vì các bậc phụ huynh có thể lưu ý ngày thăm con và chia sẻ thông tin này với nhau qua Internet. • Bàn bạc cùng với vợ/chồng bạn: Trao đổi giữa bạn và vợ/chồng mình rất quan trọng để giúp hai người cùng có được những quyết định. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mỗi người có quan điểm không đồng nhất trong việc nuôi nấng dạy dỗ con cái. Nếu bạn là người mới bắt đầu làm quen với vai trò người cha/mẹ, hãy hỏi vợ/chồng bạn cách tốt nhất để hiểu biết về những đứa trẻ. Sử dụng các nguồn thông tin khác nhau để khám phá ra sự khác nhau về tuổi tác, sở thích - và không quên hỏi thăm quan tâm tới trẻ. Ngọc Mai mamnon.com |