Cha mẹ mắc nhiều sai lầm trong việc cho trẻ ăn uống Trong khi điều kiện nuôi dưỡng trẻ đã tốt hơn rất nhiều, các bà mẹ có nhiều kiến thức dinh dưỡng hơn so với trước đây thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn lại có chiều hướng gia tăng. Theo Hội Nhi khoa VN, tỉ lệ trẻ biếng ăn ở VN đang tăng khoảng từ 20%-45%, nguyên nhân chính là do các bà mẹ cho con ăn uống chưa đúng cách. Bé Cường (Gia Lâm, Hà Nội), tên thường gọi ở nhà là Bin, năm nay đã lên 4 nhưng nhỏ hơn nhiều so với trẻ cùng tuổi do biếng ăn. Những người trong xóm đã quá quen với cảnh suốt ngày cô giúp việc lẽo đẽo bê bát cháo chạy theo để dỗ dành Bin. Cho bé Bin ăn quả là công việc khó khăn, nhiều khi cả bố mẹ và chị gái Bin cũng được huy động để giở mọi chiêu từ dỗ dành, quát mắng, dọa nạt đến "bóp mồm" ép ăn. Và thường phải mất từ 1-2 giờ mới đút hết được cho cu cậu bát cháo. Bữa ăn thành... "cuộc chiến" Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, tuy chưa có thống kê cụ thể về đối tượng trẻ biếng ăn, nhưng tỉ lệ này đang có biểu hiện gia tăng ở số trẻ tới khám và tư vấn dinh dưỡng. Có khoảng 5% trẻ em ngay khi sinh ra đã lười bú, nhưng đến 2-3 tuổi, tỉ lệ trẻ biếng ăn lại tăng lên tới 30%-40%. Điều này đã phần nào cho thấy nguyên nhân gây biếng ăn thường ít do tự thân trẻ, mà có thể do lỗi của người lớn. "Nhiều khi, vì có điều kiện vật chất tốt hơn, các bà mẹ chăm chút con nhiều quá, ép trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, phải ăn đủ số lượng quy định... lại phản khoa học"- bà Lâm cho biết. Bởi ngoài nguyên nhân bệnh lý, chất lượng khẩu phần ăn không hợp lý, thì việc ép trẻ ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh "biếng ăn tâm lý". Do đó, ở nhiều gia đình bữa ăn trở thành "cuộc chiến" giữa cha mẹ và con trẻ. Thậm chí, đứa trẻ còn cảm nhận một không khí căng thẳng giữa những người thân khi trẻ ăn thừa vài muỗng bột hay vài chục ml sữa. Có trẻ còn bộc lộ rõ sự lo sợ, cảnh giác vì cha mẹ hay cho thuốc vào thức ăn nên ăn uống rất dè chừng! Nhiều sai lầm trong việc cho trẻ ăn uống TS Dũng cảnh báo, cách chế biến thức ăn này không những làm trẻ dần chán ăn, không nhận biết được mùi vị từng loại thức ăn, mà còn khiến trẻ chỉ biết nuốt thức ăn, không có phản xạ nhai. Theo PGS-TS Nguyễn Công Khanh, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa VN, nhiều cha mẹ quan niệm cho trẻ ăn đồ ăn đặc như người lớn khi ăn dặm sẽ giúp trẻ "cứng cáp" nhưng phương pháp này là phản khoa học. Bởi với trẻ 4-5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, do đó nếu bắt trẻ phải ăn đặc quá, ăn nhiều chất đạm sẽ không tốt cho quá trình tiêu hóa của trẻ. Chỉ khi trẻ hơn 2-3 tuổi, đủ răng mới có thể nhai cơm và thức ăn tốt. Việc cho con ăn không đúng cách đang làm tăng nhanh tỉ lệ biếng ăn ở trẻ. Theo NLĐ |