Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chiều con quá nên bé lười và chán ăn


Chán ăn là một chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ với nhiều triệu chứng và các nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ cần tìm ra được nguyên nhân để khắc phục tình trạng này ở trẻ.


Các biểu hiện thường gặp

Biểu hiện chủ yếu của bệnh chán ăn ở trẻ nhỏ gồm: nôn mửa, ăn không ngon, ỉa chảy, táo bón, chướng bụng, đau bụng và xuất huyết ... Những triệu chứng này không chỉ thể hiện tính công năng của hệ tiêu hoá hoặc tính chất của bệnh tật, mà còn là triệu chứng bệnh ở hệ thống trung ương thần kinh hoặc là gặp những trở ngại về mặt tinh thần, tâm lý. Ngoài ra, có thể là triệu chứng khi mắc một số loại bệnh truyền nhiễm. Cho nên, bắt buộc phải tìm hiểu cụ thể về tiền sử bệnh tật, quan sát tỉ mỉ diễn biến của bệnh, tiến hành chuẩn đoán và điều trị chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Các nguyên nhân gây nên bệnh chán ăn ở trẻ nhỏ
- Viêm loét dạ dày và đường ruột, viêm gan cấp mãn tính, các nguyên nhân gây ỉa chảy và táo bón v.v...
- Bệnh toàn thân: bệnh kết hạch, thiếu máu hoặc một số bệnh di truyền mãn tính.
- Thiếu hụt kẽm hoặc một số nguyên tố cần thiết, công năng của tuyến giáp trạng thấp, vv...
- Phản ứng biến thái của hệ tiêu hoá và sử dụng sai hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc dẫn đến buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Thiếu hụt vitamin A và vitamin D. Những năm gần đây, tỉ lệ trẻ thiếu hụt hai loại vitamin này tăng rất cao.
- Yếu tố tâm lý của trẻ cũng có thể dẫn đến tình trạng chán ăn. Người lớn khi cho trẻ ăn thường quá chiều chuộng con, cho nên dẫn đến tâm lý của trẻ lười ăn, bỏ ăn.

Phương pháp xử lý đối với trẻ chán ăn
1. Đầu tiên, bạn nên đưa bé đến bệnh viện nhi hoặc khoa tiêu hoá để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm toàn diện để loại trừ các nguyên nhân mãn tính dẫn đến tình trạng chán ăn, loại trừ tình trạng thiếu hụt sắt, kẽm...

2. Cải thiện trạng thái tâm lý không tốt: Khi trẻ có thể tự ăn, bố mẹ không nên trách mắng hoặc làm thay, càng không nên cưỡng ép bé ăn, không nên để bé vừa ăn vừa chơi vừa xem tranh, xem phim. Cũng không nên cho bé ăn vặt nhiều.

3. Cố định giờ ăn, hình thành một quy luật trong sinh hoạt, định giờ vệ sinh, đảm bảo vệ sinh, cho bé ngủ đủ, dinh dưỡng phải toàn diện, ăn nhiều tinh bột (ngô, khoai...) và hoa quả, hạn chế ăn vặt và đồ ngọt, uống ít đồ uống đóng chai (có ga).

4. Cải thiện môi trường bữa ăn, khiến cho bé tập trung toàn bộ vào việc ăn cơm, mà vẫn giữ được trạng thái tinh thần tốt.

5. Khi bé kiên quyết không ăn, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, đó chính là lúc bé đã nạp đủ năng lượng cần thiết, tránh ép bé ăn thêm.

6. Cho bé ra ngoài tăng cường rèn luyện thân thể, đặc biệt là chạy bộ, bơi lội...nhằm tiêu hao năng lượng. Như vậy có thể cải thiện được tình trạng chán ăn của bé.

7. Nên động viên và khen thưởng bé. Bố mẹ có thể ghi lại những gì bé ăn hàng ngày, như vậy có thể hiểu rõ phản ứng của bé đối với từng loại thức ăn.

Theo aFamily