Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Kiểm soát những căng thẳng trong kỳ nghỉ


Những kỳ nghỉ có thể là thời gian căng thẳng và khó khăn cho nhiều bậc phụ huynh và các gia đình. Đối với các gia đình truyền thống, xum họp tạo niềm vui, sự hào hứng cho các thành viên. Nhưng với một số người, những kỳ nghỉ dường như chỉ đem tới thêm những căng thẳng mệt mỏi.

Chiristopher Williams, chuyên gia tâm lý của tổ chức ScottCounseling, đưa ra cho độc giả một số lời khuyên hữu ích để xử lý tốt những căng thẳng phát sinh trong kỳ nghỉ lễ.

Những chiếc chuông được treo trên xe trượt tuyết rung lên loảng xoảng, những ngôi sao lấp lánh và những người mua hàng đông đúc đổ xô tới các cửa hàng. Những câu chào hỏi ấm áp được gửi tới cho mọi người, những bài hát ca ngợi kỳ nghỉ vang lên khắp nơi. Và đó là thời điểm các gia đình chuẩn bị xum họp. Một mùa nghỉ lễ đón chào năm mới lại đang tới gần; như rất nhiều lần trước, chúng ta cố gắng chuẩn bị một kỳ nghỉ vui vẻ nhất theo truyền thống hàng năm. Nhưng với một số người khác, nó là khoảng thời gian tồi tệ nhất khi stress gia tăng, cảm giác vui mừng và hy vọng không hề có, thay vào đấy chỉ là nghĩa vụ thực hiện theo yêu cầu đòi hỏi đã mặc nhiên bắt buộc.

Chào mừng bạn tới một trong những giai đoạn căng thẳng lớn nhất của năm. Chúng ta chào đón kỳ nghỉ năm nay với những mong muốn lý thú của tuổi thơ nhảy nhót trong đầu. Một bộ sưu tập "những khoảnh khắc Kodak" luôn được mong chờ ở mọi bữa tiệc linh đình, phong phú và đa dạng, những trái tim ấm áp chia sẻ cùng gia đình, bạn bè, ước mong một trái đất bình yên gửi tới mọi người.

Những tấm thiệp với những lời chúc tụng, chào mừng được chuyển phát tới khắp nơi trên thế giới, những món quà được mua sắm, những chiếc bánh nướng được ra lò và những bản nhạc giao hưởng vang lên mọi chỗ. Lời cầu chúc "Năm mới an lành" hướng tới người thân, thậm chí tới cả những người xa lạ không quen biết, thêm vào đó là thời gian dành cho bọn trẻ nhiều hơn, cho bạn đời, họ hàng, bạn bè cùng những thú vui đam mê của bản thân trong niềm háo hức của kỳ nghỉ làm ấm lòng chúng ta. Những hình ảnh tươi đẹp này khiến chúng ta nuôi tham vọng lập một kế hoạch cho việc theo đuổi một kỳ nghỉ hoàn hảo. Chúng ta chào đón mùa nghỉ với những ước muốn đẹp nhất.

Không may, thực tại cuộc sống lại thường theo một kịch bản hoàn toàn khác biệt. Những kế hoạch được lên sẵn tốt nhất lại bị đảo lộn bởi một đứa trẻ, người mà cuối cùng nhớ ra rằng mình cần có hai mưoi cái bánh quy mang tới trường trong buổi sáng, cùng với những bộ đồ giáng sinh cần thiết cũng bị quên. Tài khoản cho thấy rằng bạn sẽ nhanh chóng cạn kiệt, trong khi khối lượng công việc đang tăng cao vào giờ cao điểm này, rất nhiều dự án yêu cầu phải hoàn thành trước khi kết thúc năm, và thì giờ vàng ngọc không hiểu sao cứ mất đi dần. Các yêu cầu và nhiệm vụ dường như nhiều hơn bình thường, chúng ta luôn mấp mé đứng sát ngưỡng cửa của sự căng thẳng. Mỗi người có ngưỡng cửa căng thẳng riêng biệt, khi trách nhiệm đặt lên vai chúng ta vượt quá khả năng đối phó của bản thân, chúng ta sẽ bị stress.

Stress có nguyên nhân do tình trạng căng thẳng đến từ cả bên trong và bên ngoài: áp lực từ các mối quan hệ, những kỳ vọng vào một kỳ nghỉ lý tưởng... điều này dễ hiểu vì sao chúng ta dễ bị stress. Những vấn đề phát sinh hàng ngày liên tục đe dọa tới ước mơ sự hoàn hảo của kỳ nghỉ. Chúng ta nghe được những lời nói từ bên trong: nếu chúng ta tốt thì mọi việc cũng sẽ tốt. Bỗng nhiên, một sự kiện nhỏ không mong đợi không kiểm soát được cũng đưa đến nguy cơ đe dọa cảm nhận của chúng ta về sự mất kiểm soát bản thân và cuộc sống.

Phản ứng tự nhiên của cơ thể đáp lại những căng thẳng đó lặp đi lặp lại khiến chúng ta không có cơ hội nghỉ ngơi. Từ hào hứng với bạn bè và công việc mua sắm, chúng ta nhanh chóng chuyển sang mong muốn họ biến đi và mình không phải ôm đồm thêm việc gì cả khi chúng ta phải đợi hàng giờ xếp hàng đợi chỗ gửi xe, mắc kẹt phải ùn tắc trên đường... Kết quả: mong đợi một kỳ nghỉ vui vẻ bên gia đình, bạn bè bị thay thế bằng căng thẳng và giận giữ. Vấn đề tài chính như cú đánh cuối cùng hạ gục nỗ lực của chúng ta khi phải trang trải kinh phí những món quà hay đồ đạc, hàng hóa không rẻ trong kỳ nghỉ.

Để điều chỉnh hiệu quả áp lực căng thẳng trong kỳ nghỉ, các chuyên gia tư vấn đưa ra một số lời khuyên sau.

1. Tránh xa hội chứng "Người siêu phàm"
Nhiều người trong số chúng ta tin rằng chúng ta có thể làm mọi thứ và làm vừa lòng mọi người. Chúng ta đảm nhận trách nhiệm căng thẳng: tạo ra một kỳ nghỉ hoàn hảo cho tất cả mọi người, chúng ta tin rằng có thể kiểm soát đủ tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống này. Đa số mọi người thường trực suy nghĩ rằng, nếu chúng ta có thể làm những điều gì tốt nhất cho mọi người, thì sau đó chúng ta sẽ được yêu mến, chào đón. Và khi chúng ta thất bại, chúng ta tin đó là do lỗi của riêng mình chứ không chỉ đơn giản là chưa tốt. Thực tế không chỉ có quá nhiều thứ chúng ta cần phải làm, mà còn có quá nhiều căng thẳng chúng ta phải đối phó, trước khi chúng ta nhận ra mình bị quá tải. Một sự thật khác là nhiều việc không thực sự quá quan trọng như chúng ta tưởng, chúng ta làm vì nghĩ nó quan trọng với những người yêu mến mình. Những người thân yêu của chúng ta vẫn sẽ luôn yêu thương và tin tưởng chúng ta, vì vậy vấn đề không phải là chúng ta làm được bao nhiêu, vấn đề chính ở chỗ chúng ta đã tạo nên một kỳ nghỉ bằng cách nào.

Và những người không muốn chào đón chúng ta, tốt thôi, dù sao đi nữa họ vẫn sẽ không bằng lòng với bất cứ những gì ta làm. Một điều bạn nên ghi nhớ: Sự mong chờ, mức độ lý tưởng hóa của mỗi người về những gì tạo nên một kỳ nghỉ hoàn hảo là khác biệt. Vì vậy chúng ta nên thoải mái thưởng cho bản thân mình kỳ nghỉ mong đợi, không cần quá quan tâm tới các sự kiện bên ngoài, các tác nhân có thể làm biến đổi tâm trạng của chúng ta, hãy tự cho phép mình nghỉ ngơi tốt hơn, tự nhiên theo ý thích, thư giãn trong thời gian kỳ nghỉ, không còn phải dành quá nhiều thời gian bắt buộc mình tạo ra một kỳ nghỉ tốt hơn cho người khác nữa.

2. Ngủ đủ giấc.
Điều tưởng chừng có vẻ như đơn giản này lại là một trong số những bí mật dễ bị lãng quên trong các phương pháp đối phó stress. Việc ngủ đủ giấc giữ vai trò chủ chốt trong việc xử lý một số vấn đề căng thẳng hàng ngày trước khi chúng vượt mức kiểm soát của chúng ta. Trong thời gian ngủ, bộ não sẽ sắp xếp lại lượng thông tin chúng ta tiếp nhận hàng ngày, giải quyết các vấn đề xúc cảm phát sinh.

Chúng ta thường nghĩ rằng lấy đi ít hơn một giờ ngủ hàng ngày thì có thể tận dụng giải quyết thêm một số hoạt động hàng ngày. Không may, phần đông mọi người cho rằng giấc ngủ là điều có thể bỏ đi trong kỳ nghỉ để làm những việc khác. Sau đó, khi mệt mỏi, ốm yếu, quá tải công, xuất hiện tính hay quên, không thể tìm thấy đồ vật cần, không hoàn thành công việc... thì chúng ta lại lấy lý do "đang trong thời điểm căng thẳng, dễ bị stress". Những hậu quả trên chỉ là giá phải trả của việc không ngủ đủ giấc.

3. Tổ chức có kế hoạch.
Việc tổ chức kỳ nghỉ tốt nhất nên thực hiện càng sớm càng tốt khi kỳ nghỉ bắt đầu. Chúng ta có thể xác định những điều cần làm và những điều chúng ta muốn làm trong kỳ nghỉ này. Lên danh sách những công việc cần được ưu tiên làm trước, xác định việc nào quan trọng nhất cho chúng ta, loại bỏ những công việc không cần thiết. Cuối cùng, lên thời gian biểu và phân bổ tài chính phù hợp.

4. Viết ra danh sách những nhân tố làm bạn căng thẳng:
Việc làm này sẽ giúp chúng ta nhận ra những điều gì đang là nguyên nhân của tình trạng stress bản thân. Những tác nhân gây căng thẳng chỉ có bản thân chúng ta nhận biết rõ nhất, có thể là do con người, sự kiện, hay những tình huống không hay, những đòi hỏi vượt quá khả năng bản thân gây ra cho cơ thể chúng ta cơ chế phản ứng lại bằng stres.

Tuy nhiên, điều đó đồng thời cũng là một cơ hội để chúng ta nhìn lại những việc chúng ta đã làm, nhận ra trong "chương trình hoạt động" của chúng ta có điều gì không phù hợp khiến cơ thể phản ứng tiêu cực với các tác nhân này. Suy nghĩ tích cực rằng: phản ứng stress với các tác nhân căng thẳng càng nhiều, thì sự thích ứng đáp lại của cơ thể càng trở nên sáng tạo và linh hoạt hơn. Nhìn nhận rõ ràng, thẳng thắn những mối quan hệ và sự kiện nguyên nhân, chúng ta có thể giảm bớt stress.

5. Tích cực hòa nhập bên ngoài:
Cảm giác đơn độc, cô đơn dễ khiến phần lớn chúng ta có cảm giác buồn phiền căng thẳng. Khi ngồi một mình, chúng ta có xu hướng nghĩ tới thất bại, xúc cảm tiêu cực... và giận dữ với chính bản thân. Kỳ nghỉ lễ đầu năm và cuối năm là một thách thức đối với các mối quan hệ. Cuối năm là thời gian mong đợi của chúng ta, chúng ta mong mỏi sẽ có thêm nhiều thời gian cho các mối quan hệ bạn bè hay quan hệ thân thiết với mọi người.

Vì thế, thay vì ngồi nhà và nghĩ tới những điều không hay, cảm giác tiếc nuối... thì đây là thời điểm tốt nhất trong năm để mời mọi người đến nhà, gặp gỡ, tham gia các bữa tiệc trà nhẹ nhàng, hay gặp gỡ tại các hiệu sách... Bạn cũng có thể đến nhà thờ, đi thăm các vùng lân cận, hoặc tham gia các tổ chức tình nguyện. Thậm chí, nếu chúng ta không làm điều gì hướng tới gia đình, bạn bè, cũng là tốt nếu chúng ta đi ra ngoài du ngoạn, mua sắm, tiếp xúc với những người bạn mới, tới các buổi hòa nhạc, đi ăn tối ở một nhà hàng.

6. Chú ý trong giao tiếp:
Chú ý lắng nghe đầy đủ và đúng ý người khác nói; đi đôi với đó là diễn đạt đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng điều ta muốn nói. Bạn phải đủ khôn ngoan, khéo léo trong suốt kỳ nghỉ, không để các công việc cần thiết bị sao lãng, không để trí óc quá căng thẳng (giống như sự lo lắng khi đi trên một chuyến bay, chuyến tàu trong tình trạng thời tiết tồi tệ), và cũng đừng để mức độ căng thẳng của bản thân lớn quá, tới nỗi chúng ta phó mặc mình cho mọi chuyện đến đâu thì đến.

Sự truyền đạt sai thông tin là một trong những nguyên nhân lớn gây nên nhiều khủng khoảng căng thẳng. Hãy tự giúp mình tránh một số stress ám ảnh chi phối về cả thời gian, công sức, nhất là mất đi thời gian gần gũi với người thân, giao tiếp với bạn bè. Do vậy, hãy chắc chắn ta hiểu người khác định truyền đạt tới ta điều gì, sau đó truyền đạt lại họ rõ ý định của ta một cách rõ ràng nhất có thể.

Ngọc Mai mamnon.com