Bé đang ở lứa tuổi thích khám phá và việc tìm hiểu thế giới thực phẩm có tác động rất lớn đến tâm hồn ăn uống của bé. - Bạn nên nấu cho bé đa dạng các món. Nhiều bé lớn lên mà không ăn được rất nhiều thứ thông dụng chỉ vì ở nhà, mẹ không bao giờ nấu. Các món của bé cần được bảo đảm với 4 nhóm: tinh bột, đạm, xơ và chất béo. Cùng với đó là hình thức món ăn phải đẹp, vui nhộn, hấp dẫn... Chú ý nếu bé bị dị ứng với các thực phẩm lạ. - Không nên phản đối những thứ bé thích cho dù bạn có thể ghét hoặc chưa bao giờ động tới chúng. Tăng cường vận động sẽ tiêu hao năng lượng
Từ 3 tuổi trở đi, bé có thể cho đi bộ vào buổi sáng hay tập xe đạp vào buổi chiều... Ngoài ra, các bé còn có thể tham gia vào các lớp võ thuật hay bơi lội (rèn thêm tính kỷ luật và lòng tự tin). Bé gái có thể tham gia các lớp thể dục nhịp điệu. Tuy nhiên, cơ hội vận động thân thể không chỉ gói gọn trong các khóa học hay thời gian nhất định mà có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều bé ở thành phố lười ăn chính là vì các bé được chăm sóc quá kỹ, ít có không gian và thời gian vận động. Năng lượng không tiêu tốn nên khó nạp thêm vào được. Tạo niềm vui trong bữa ăn Với bé lười ăn Có một số điểm cần lưu ý: Mẹ không ép con ăn là thể hiện sự tôn trọng. Bé hiểu mình được tôn trọng và sẽ biết đòi hỏi mọi người đối xử với bé như thế. - Không làm bé sợ vì không khí bưa ăn căng thẳng. Khi ăn ngon miệng, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị có tác dụng hấp thụ. Ngược lại khi uể oải, chán ăn thì lượng dịch vị này giảm làm mức độ hấp thụ cũng kém. - Không dùng phương pháp nhịn ăn. Để bé ăn bữa chính ngon miệng, bạn cho nhịn bữa phụ trong khi bé đang muốn ăn là một điều không nên vì nhịn lâu quá bé dễ bị lả đi vì mệt lại càng không thể ăn được. Trong trường hợp bé không chịu ăn bữa chính, có thể cho bé nhịn nhưng sau đó nên cho bé ăn bữa phụ hoặc uống sữa sớm hơn để bé không mất sức. Theo ANTĐ |