Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Phải làm gì trước khi đi mua sắm cùng với trẻ?


Các bậc phụ huynh, những người đang tìm kiếm những lời khuyên, kinh nghiệm hữu ích khi đưa trẻ cùng tham gia mua sắm, sẽ khám phá thấy bài báo này rất thú vị. Trẻ có thể và sẽ học được từ bố mẹ mình nhiều điều khi cùng đi mua sắm. Những cơ hội để học cách đưa ra quyết định, cách lựa chọn một sản phẩm đúng và cách sử dụng tiền một cách khôn ngoan... đấy là một phần kinh nghiệm phụ huynh cùng trẻ đi mua sắm. Nhiều chuyên gia tâm lý học trẻ em và các chuyên gia về hành vi cư xử của trẻ đã bàn luận về tầm quan trọng của thời gian chuẩn bị cho trẻ những chuyến đi xa, ra ngoài khu vực ngôi nhà thân thuộc của mình, đặc biệt là tới những khu vực công cộng như bệnh viện, trường học, siêu thị, khu thương mại... Sự phát triển những hành vi xã hội của trẻ phụ thuộc vào cách chăm sóc và giáo dục trẻ, đòi hỏi có sự định hướng hành vi cư xử của trẻ đúng đắn khi tham gia giao tiếp xã hội bên ngoài.

Sau đây, những chuyên gia giáo dục sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm hữu ích về việc chuẩn bị trước mỗi chuyến đi mua sắm cùng trẻ

• Đặt ra một khoảng thời gian giới hạn trước khi đi mua sắm. Nếu bạn biết rằng con bạn không thể quản lý được sau một giờ trong chuyến đi mua sắm, hãy viết ra danh sách đồ dùng mà bạn dự định mua, để bạn chỉ việc thực hiện việc mua sắm với một đến hai người, và chia nhau ra mỗi người tới một khu vực buôn bán lớn

• Đặt ra mục tiêu trước khi bạn thực hiện nó. Nếu như bạn muốn trẻ ở sát bên mình suốt thời gian, hãy nói với trẻ điều bạn muốn. Nếu trẻ phải nắm chặt tay bạn mọi lúc, hãy nói để trẻ biết phải luôn giữ chặt tay bạn trước khi bạn bước vào cửa hàng. Giải thích đơn giản cho trẻ dễ hiểu, và luôn luôn nhìn vào mắt trẻ khi giải thích cho chúng. (Kiểm tra kỹ lưỡng các nguyên tắc trước mỗi chuyến đi mua sắm, chứ không phải chỉ có lần đầu tiên). Giảng giải để trẻ biết rằng: các cửa hàng rất đông trong suốt mùa nghỉ lễ, và bạn phải đặt ra những nguyên tắc phù hợp với trẻ.

• Lên kế hoạch cho những chuyến đi mua sắm sau bữa ăn tại nhà. Trẻ sẽ cư xử tốt hơn nếu chúng không đói. Mang theo đồ ăn nhẹ và đồ uống, nhằm tránh mất thời gian mua đồ ăn dọc đường.

• Lên kế hoạch mua sắm trước khi đi. Quyết định sẽ mua sắm cho ai, và những cửa hàng nào sẽ vào. Để trẻ biết những thứ bạn định mua và, nếu có thể, để chúng tham gia vào việc lựa chọn quà tặng, điều này sẽ khiến chúng cảm thấy chúng là một phần quan trọng của chuyến đi, thay vì chỉ là đi theo sau bố mẹ.

• Tiếp tục lên kế hoạch chuyến đi trong cửa hàng ngay trước lúc bạn ra khỏi cửa hàng đó. Hãy nghĩ về cách bố trí của cửa hàng tạp hóa và phân chia danh sách theo lộ trình chuyến đi, điều này giúp bạn tổ chức tốt hơn chuyến đi, theo dõi việc mua sắm đúng mục đích và tiết kiệm thời gian.

• Dắt trẻ vào cửa hàng mà trẻ thật sự yêu thích, ví dụ như cửa hàng đồ chơi. Những khu vực vui chơi dành cho thiếu nhi, khu vực "cửa hàng bí mật của ông già Noel"..., nơi trẻ có thể tự do đi lại, tự do chơi, tự do lựa chọn những món quà cho mình. Hãy nhớ đặt ra giới hạn thời gian trước khi bạn vào các cửa hàng như thế này.

• Đặt ra những phần thưởng trước khi bạn đi mua sắm. Những giải thưởng này có thể là một vật kỷ niệm nhỏ ở mỗi cửa hàng khi bạn và bé ghé qua. Phần thưởng cũng có thể là sau lời khen ngợi hành vi cư xử tốt, trẻ sẽ được một cây kem. Không quan trọng việc bạn đặt ra giải thưởng gì cho trẻ, chỉ cần giành một chút thời gian sau khi ra khỏi mỗi cửa hàng để nói chuyện với trẻ, giúp trẻ biết rằng khi ở trong cửa hàng cùng mẹ, trẻ đã cư xử tốt hay chưa. Việc làm nhỏ này góp phần khiến bạn không mất kiên nhẫn trong thời gian cùng trẻ mua sắm ở cửa hàng, thay vì cứ phải nhắc nhở chúng về hình phạt không được xem tivi hay không được chơi game video buổi tối.

• Hãy nhất quán những nguyên tắc này trong những lần dẫn con đi mua sắm cùng bạn tiếp theo. Một khi trẻ đã hiểu những quy tắc được áp dụng thế nào cho những lần đi theo mẹ mua sắm, những chuyến mua sắm của bạn sẽ có thể dự tính trước, và ít gây ra căng thẳng cho cả bạn và trẻ.

Ngọc Mai mamnon.com