QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số 39/ 2001/ QĐ- BGD & ĐT, ngày 28/8/2001 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Căn cứ Nghị định số 15/ CP ngày 2/3/1993 của chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lí nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3 /1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo; - Căn cứ Nghị định số 43/2000/ NĐ-CP ngày 30/8/ 2000 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Theo đề nghị của Chánh Văn Phòng. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động các trường ngoài công lập. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí. Quyết định này thay thế các quyết định sau của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 1245/QĐ ngày 11-9-1990 về việc ban hành Quy chế nhóm trẻ gia đình , lớp mẫu giáo gia đình, nhóm trẻ và trường mẫu giáo dân lập, Quyết định số 1447/GD- ĐT về việc ban hành Quy chế trường mầm non tư thục, Quyết định số 1931/ QĐ ngày 20-8-1991 về việc ban hành phổ thông dân lập, Quyết định số 1932/QĐ ngày 20/8/1991 về việc ban hành Quy chế trường phổ thông bán công. Điều 3. Thủ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp trực thuộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Minh Hiển ( Đã kí)
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP ( Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/ QĐ – BGD & ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Chính sách khuyến khích
Điều 3. Phân cấp quản lí Trường ngoài công lập chịu sự quản lí nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Nghành, Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; chịu sự quản lí trực tiếp của các cơ quan quản lí giáo dục theo quy định trong Điều lệ nhà trường của bậc học, cấp học tương ứng. Trường ngoài công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Thương mại để giao dịch. Điều 4. Các loại hình trường ngoài công lập
a) Thnh lập mới ; b) Chuyển tồn bộ hoặc một phần cơ sở vật chất từ trường công lập sang bán công.
Chương II THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH, GIẢI THỂ TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP Điều 5: Điều kiện thành lập 1.Trường ngoài công lập được xét thành lập khi bảo đảm có đủ các điều kiện quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng. 2.Đối với các trường ngoài công lập đã được thành lập trước khi ban hành quy chế này, cơ quan quản lí giáo dục trực tiếp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra để trong vòng ba năm kể từ ngày quy chế này có hiệu lực thi hành, nhà trường có đủ các điều kiện quy định về đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo, trường sở,trang thiết bị. Điều 6: Hồ sơ xin thành lập trường Khi bảo đảm các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của quy chế này, tổ chức, cá nhân xin thành lập trường gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng. Hồ sơ xin thành lập trường ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng, còn có: 1. Dự thảo đề án tổ chức, hoạt động của trường và bản cam kết trong vòng 5 năm xây dựng trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường; 2. Văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính, về cơ sở vật chất – kĩ thuật của tổ chức, cá nhân cam kết đóng góp đầy đủ và đúng hạn để xây dựng trường (sau đây gọi chung là thành viên góp vốn) 3. Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất xây dựung trường. 4. Hồ sơ về nhân sự a) Danh sách dự kiến và lí lịch của thành viên hội đồng quản trị (nếu có), hiệu trưởng và các cán bộ quản lí của nhà trường có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lí nhân sự. b) Danh sách giáo viên, giảng viên cơ hữu, kèm theo bản cam kết tham gia giảng dạy cho trường. Điều 7: Thủ tục thành lập trường 1. Thủ tục thành lập trường được thực hiện theo quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng. 2. Sau khi có quyết định thành lập trường, cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trường có trách nhiệm tiếp tục xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân xin thành lập để: a) Quyết định công nhận hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị (nếu có) b) Quyết định bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng. c) Phê duyệt đề án tổ chức và hoạt động của trường. d) Phê duyệt kế hoạch, quy mô tuyển sinh và ngành, nhgề đào tạo (đối với trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng) đ) Cho phép tuyển sinh. Điều 8: Trách nhiệm kiểm tra của cơ quan quản lí giáo dục các cấp 1.Sau khi trường ngoài công lập đã có quyết định thành lập, cơ quan quản lí giáo dục trực tiếp của nhà trường có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nhằm bảo đảm trường được tổ chức và hoạt động theo đúng đề án và kế hoạch đã được phê duyệt. 2.Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày có quyết định thành lập trường, nếu nhà trường không được tổ chức và hoạt động theo đề án và kế hoạch đã được phê duyệt hoặc nhà trường không có đủ các văn bản quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 7 của quy chế này thì cơ quan quản lí giáo dục trực tiếp của nhà trường có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập trường. Điều 9: Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường ngoài công lập 1.Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường ngoài công lập. 2. Hồ sơ và thủ tục sáp nhập, chia, tách trường ngoài công lập để thành lập trường ngoài công lập mới cùng loại hình thực hiện theo quy định tại các Điều 6 và 7 của quy chế này. 3. Việc đình chỉ hoạt động, giải thể trường ngoài công lập thực hiện theo quy định tại điều 21, điều 22 của nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2000 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục. Điều 10: Chuyển đổi loại hình thành trường ngoài công lập 1.Trường ngoài công lập loại hình này có thể được xem xét chuyển đổi thành trường ngoài công lập loại hình khác khi có sự thay đổi tương ứng về cơ cấu các thành viên góp vốn quy định đối với từng loại hình nhà trường. 2. Thủ tục chuyển đổi loại hình trường ngoài công lập được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân xin thành lập trường nộp hồ sơ gồm: - Đơn xin chuyển đổi loại hình trường cùng với quyết định của hội đồng quản trị (nếu có) về việc chuyển đổi loại hình trường. - Phương án chuyển đổi loại hình trường với những nội dung chủ yếu sau đây: loại hình mới của nhà trường; các thành viên góp vốn mới; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần góp tương ứng với loại hình mới, quyền lợi của nhà giáo và người học trong quá trình chuyển đổi, thời hạn thực hiện chuyển đổi. - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính của các thành viên góp vốn mới. - Sơ yếu lí lịch của người dự kiến sẽ làm hiệu trưởng và đề án về cơ cấu tổ chức quản lí mới của nhà trường. b) Cơ quan quản lí giáo dục trực tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, trình cấp có thẩm quyền thành lập trường xem xét, quyết định. Việc quyết định chuyển đổi loại hình trường ngoài công lập đối với trường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp phải được báo cáo cho bộ GD và ĐT biết để theo dõi. CHƯƠNG III: CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP Điều 11: Yêu cầu chung về cơ cấu tổ chức quản lý 1.Trường ngoài công lập có trách nhiệm xây dựng cơ cấu tổ chức quản lí bảo đảm các yêu cầu cơ bản được quy định trong điều lệ nhà trường của từng bậc học, cấp học, phù hợp với điều kiện và quy mô của trường. 2. Tùy thuộc vào số lượng các thành viên góp vốn, trong cơ cấu tổ chức quản lí của trường ngoài công lập còn được phép tổ chức hội đồng quản trị. Điều 12: Hội đồng quản trị 1.Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của trường. 2. Trường ngoài công lập có từ 2 thành viên góp vốn trở lên phải có hội đồng quản trị. 3. Hội đồng quản trị gồm không quá 11 thành viên, có chủ tịch và các thành viên khác, do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trường công nhận. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 5 năm. Hội đồng quản trị đầu tiên do tổ chức họac nhóm cá nhân xin thành lập trường đề cử. Từ nhiệm kỳ thứ 2, việc thành lập hội đồng quản trị được thực hiện theo nguyên tắc bầu trực tiếp và bằng phiếu kín tại Đại Hội các thành viên góp vốn và đại biểu giảng viên, giáo viên, nhân viên nhà trường. 4. Hội đồng quản trị họp thường kì ít nhất ba tháng 1 lần, các cuộc họp bất thường do chủ tịch hội đồng quản trị quyết định, khi có ít nhất 1/3 số thành viên hội đồng đề nghị. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Các thành viên hội đồng quản trị bình đẳng về quyền biểu quyết. Quyết định của hội đồng quản trị có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên Hội đồng nhất trí. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch hội đồng quản trị. Văn bản và quyết định của Hội đồng quản trị phải do Chủ tịch hội đồng quản trị kí. Điều 13: Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Quyết định, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường. 2. Xây dựng và quyết định các chế độ thu chi tài chính trong trường theo quy định của nhà nước về chế độ quản lí tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực GD và ĐT. 3. Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường, giám sát việc quản lí tài chính và tài sản của nhà trường, phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hằng năm do hiệu trưởng trình. 4. Giải quyết các yêu cầu đột xuất về việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị trong nhiệm kì và đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập trường công nhận. 5. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc đề nghị thôi công nhận người giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng. 6. Phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự của trường do hiệu trưởng đề xuất. 7. Xây dựng đề án tổ chức và hoạt động của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 8. Giám sát hiệu trưởng và kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định của nhà nước, của Bộ GD và ĐT, của cơ quan quản lý trực tiếp và các quyết định của Hội đồng quản trị. Điều 14: Chủ tịch hội đồng quản trị 1. Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số thành viên Hội đồng quản trị bằng hình thức bỏ phiếu kín. 2. Chủ tịch hội đồng quản trị phải có quốc tịch Việt Nam, có trình độ tối thiểu bằng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên, giảng viên nhà trường, có sức khỏe, khi được đề cử không quá 70 tuổi. 3. Chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về các quyết định của hội đồng quản trị, chủ trì các hoạt động của Hội đồng quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị và kiểm sóat việc điều hành của hiệu trưởng, được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị. 4. Trường hợp Chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt hoặc mất khả năng thưc hiện nhiệm vụ được giao, thì thành viên được chủ tịch hội đồng quản trị ủy quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị. Trường hợp không co người được ủy quyền thì các thành viên còn lại chọn một người trong số họ tạm thời giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị. 5. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể đồng thời được đề cử là hiệu trưởng nếu có đủ tiêu chuẩn của hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng. Điều 15: Hiệu trưởng 1. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lí giáo dục trực tiếp và trước hội đồng quản trị (nếu có) về việc thực hiện các quy định, quy chế về giáo dục- đào tạo, bảo đảm chất lượng giáo dục-đào tạo và những hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. 2. Hiệu trưởng phải bảo đảm có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng, khi được đề cử không quá 70 tuổi. 3. Đối với trường có hội đồng quản trị, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các điều lệ nhà trường tương ứng, hiệu trưởng trường ngoài công lập còn có nhiệm vụ và quyền hạn. a)Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. b) Kiến nghị biện pháp huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển trường và các biện pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả GD và ĐT, hoạt đông khoa học-công nghệ, trình hội đồng quản trị phê duyệt. c) Đề xuất danh sách giáo viên, giảng viên và là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên, giảng viên, thực hiện các quy định của nhà nước đối với trường ngoài công lập về lao động – tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, khen thưởng, kỉ luật. d) Lập dự toán và quyết toán ngân sách hằng năm, trình hội đồng quản trị phê duyệt. Báo cáo định kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường theo quy định với hội đồng quản trị, các cấp quản lí có liên quan. đ) Bảo đảm trật tự an ninh và môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường. e) Được tham gia các cuộc họp của hội đồng quản trị ( nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết. Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lí giáo dục trực tiếp. g) Có thể được đề cử đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị nếu có đủ các tiêu chuẩn quy định đối với chủ tịch hội đồng quản trị. Điều 16: Ban kiểm tra hành chính Ban kiểm tra tài chính, do Hội đồng quản trị thành lập, là bộ phận có chức năng giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của nhà trường và thực hiện chế độ tài chính công khai. Ban kiểm tra tài chính có từ ba đến năm thành viên được chọn trong các thành viên góp vốn và giảng viên, giáo viên, nhân viên nhà trường, trong đó ít nhất phải có 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Thành viên hội đồng quản trị, hiệu trưởng, kế toán trưởng, không được làm thành viên ban kiểm tra tài chính. Cơ cấu, quyền hạn, nhiệm vụ và chế độ làm việc của Ban Kiểm tra tài chính do Hội đồng quản trị quy định. Điều 17: Trường không có hội đồng quản trị 1. Trường ngoài công lập, nếu chỉ có một thành viên góp vốn, không nhất thiết có hội đồng quản trị. 2. Trường chỉ có 1 thành viên góp vốn bao gồm: a) Trường bán công do Nhà nước đầu tư toàn bộ để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, chi phí thường xuyên và các chi phí khác được thực hiện thông qua nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm học phí, tiền đóng góp xây dựng trường, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. b) Trường tư thục do 1 cá nhân đầu tư toàn bộ trong việc xây dựng trường, tổ chức và điều hành các hoạt động của trường. 3. Đối với trường bán công không có hội đồng quản trị thì hiệu trưởng thuộc biên chế nhà nước, được bổ nhiệm theo thủ tục quy định trong Điều lệ nhà trường tương ứng, có thêm các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định trong Điều lệ nhà trường. a) Xây dựng đề án tổ chức và hoạt động của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Huy động các nguồn vốn để xây dựng và phát triển trường. c) Thực hiện các chế độ thu chi tài chính trong trường theo quy định của nhà nước về chế độ quản lí tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. d) Tổ chức tuyển dụng giáo viên, giảng viên, thực hiện các quy định của nhà nước đối với trường ngoài công lập về lao động – tiền lương, tiền công, bao hiểm, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, khen thưởng, kỉ luật. đ) Bảo đảm trật tự, an ninh và môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường. Đối với trường tư thục không có hội đồng quản trị thì các nhiệm vụ và quyền hạn của cá nhân đầu tư xây dựng trường được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 Điều 13 của quy chế này. Cá nhân đầu tư xây dựng trường có thể trực tiếp là hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn của hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng. Trường hợp hiệu trưởng là người khác thì hiệu trưởng có trách nhiệm trước cá nhân đầu tư xây dựng trường về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn tương ứng quy định tại khoản 3 điều 15 của quy chế này. Điều 18: Chương trình Giáo dục – Đào tạo và kế hoạch dạy học 1. Việc thực hiện chương trình giáo dục – Đào tạo và kế hoạch dạy học được quy định như sau: Trường ngoài công lập thực hiện chương trình GD – ĐT và kế hoạch dạy học theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng. 2. Trường ngoài công lập bảo đảm việc dạy đủ và đúng tiến độ chương trình quy định cho cấp học, lớp học; thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh; không dạy bớt, dạy dồn. 3. Trường ngoài công lập thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học như các trường công lập cùng cấp học, bậc học, Riêng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông được bổ sung thời gian học tập không quá 04 tuần/năm nhằm bảo đảm mặt bằng kiến thức và kết quả các kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào cấp học, bậc học cao hơn. .... |