Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

10 suy nghĩ tích cực trong cách nuôi dạy con cái năm 2009


Bài viết này bao gồm 10 điều tích cực nên thực hiện trong việc dạy dỗ con cái trong năm mới, 2009. Hãy đọc và tìm hiểu những cách thức không những hiệu quả mà còn vô cùng đơn giản, dễ dàng giúp bạn có thể trở thành những bậc cha mẹ hoàn hảo.

1. Lôi cuốn trẻ vào những việc làm cùng với bạn.
Cha mẹ không nên chỉ giao công việc và giám sát khi trẻ tập làm những công việc nhà như: tập quét nhà, lau nhà, bầy bàn ăn... Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khác cùng với mình, điều này giúp trẻ nhanh chóng học được những kinh nghiệm tích cực một cách tự nhiên. Ví dụ: Khi dẫn trẻ đi siêu thị cùng bạn vào cuối tuần, hãy chỉ cho trẻ các loại hoa quả, thực phẩm, hãy dạy trẻ biết giao tiếp với những nhân viên siêu thị, hay chào hỏi những người thân nếu bất ngờ gặp.
Giống như rủ trẻ tham gia một trò chơi đồ hàng

2. Sử dụng thời gian có chất lượng.
Trẻ em cần tất cả sự tập trung chú ý, quan tâm của bạn khi bạn ở bên chúng, chơi với chúng, nói chuyện với chúng. Chúng sẽ thấy thất vọng thế nào nếu như bạn vừa "để mắt" tới chúng, vừa "để mắt" đến tivi, hay bạn vừa nói chuyện với chúng lại vừa nấu bếp, đọc báo... Hãy nên để trẻ nghĩ rằng bạn quan tâm thực sự tới trẻ chứ không phải qua loa đại khái.

3. Tìm hiểu phong cách giao tiếp riêng của mỗi đứa trẻ .
Điều quan trọng là làm thế nào nhận ra được xu hướng phát triển trong tính cách của trẻ để khuyến khích dạy bảo, hay điều chỉnh uốn nắn. Khi giao tiếp với trẻ, hãy chú ý hơn các cử chỉ: ngôn ngữ cơ thể (cách di chuyển tay, chân...), cách thể hiện khuôn mặt, ngữ điệu... những cử chỉ giao tiếp không lời này đôi khi còn giúp bạn nhiều thông tin hơn là lời nói.

4. Đầu tư thời gian và công sức.
Đầu tư thêm thời gian và công sức của chính bạn dành cho trẻ... còn tốt hơn so với đầu tư tiền bạc.

5. Tôn trọng trẻ
Hãy lịch sự và tôn trọng đối với trẻ; và học tập cách bạn đối xử với chúng, chúng cũng sẽ cư xử như vậy đối với những người khác trong quá trình lớn lên, trưởng thành và sau này của mình.

6. Hãy trung thực với trẻ và thể hiện cảm nhận của mình một cách cởi mở.
Chia sẻ cảm giác của bạn về niềm vui, hạnh phúc, thất vọng, buồn phiền, niềm hân hoan, đau đớn và nhiều hơn nữa... không chỉ giúp cải thiện vốn từ vựng của trẻ, mà còn giúp chúng giàu xúc cảm hơn, thế giới nội tâm phong phú hơn. Mặt khác, hãy chú ý giúp trẻ biết cách kiềm chế và cân bằng cảm xúc của mình khi thể hiện ra bên ngoài.

7. Hãy chủ động làm gương cho trẻ học tập chính lối cư xử mà bạn mong muốn trẻ có.
Không nói một đằng, làm một nẻo. Hãy thống nhất hành động và lời nói của mình. Trẻ em luôn là những thiên tài bắt chước bẩm sinh, chúng sẽ làm theo những gì bạn hướng dẫn.

8. Nhận ra những tình huống có vấn đề - những tình huống có thể trở thành cơ hội học tập quý giá cho trẻ
Tránh trở thành bậc cha mẹ không hiểu biết khi luôn làm lỡ hay đánh mất những cơ hội học tập cho trẻ.

9. Để trẻ tin tưởng hơn vào chính bản thân mình.
Tạo dựng được niềm tin của trẻ sẽ là con đường để dẫn tới một mối quan hệ an toàn và tin tưởng giữa bố mẹ và con cái. Sự tin tưởng này thể hiện ở chỗ bố mẹ sẵn sàng cho phép hay giao cho trẻ một công việc nào đó, ví dụ: việc vặt trong gia đình, tự chủ thời gian, tự giác tập tô-vẽ những bài cô giáo giao về nhà (và nhiều hơn nữa ...). Lúc này trẻ sẽ thấy mình được tin tưởng, thấy mình được đối xử như người lớn, nhờ đó chúng sẽ tự giác hơn, có trách nhiệm hơn với mọi thứ quanh mình.

10. Hãy quan tâm về chất lượng phát triển trong từng giai đoạn phát triển trong cuộc sống của trẻ.
Đặc biệt, hãy tìm hiểu hơn nữa những kiến thức khoa học về giai đoạn phát triển của con mình.

Theo www.scottcounseling.com
Truong Thinh mamnon.com