Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Rau củ và trái cây


Những người ăn 2 khẩu phần rau/ngày có khuynh hướng sở hữu một bộ não trẻ hơn 5 năm so với người cùng tuổi hiếm khi hoặc không hề ăn rau. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu do các chuyên gia thuộcTrung tâm y tế của Trường đại học Rush (Mỹ) thực hiện.

a) Rau được phân ra làm hai loại rau rau lá xanh đậm và rau lá xanh lợt:


Ảnh: Inmagine


Rau có lá màu xanh là nguồn caroten và vitamin A phong phú. Vitamin A có quan hệ mật thiết với thị lực, nếu được cung cấp đủ vitamin A sẽ không bị bệnh quáng gà và xương cốt cũng phát triển bình thường. Nó cũng là nhân tố cần thiết cho sự phát triên của da, nếu không da sẽ khô và nhăn. Ngoài ra, còn giúp cho hệ thống hô hấp trên và tăng cường sức đề kháng. Tỷ lệ các loại vitamin, canxi, sắt có trong rau lá màu xanh đậm phong phú hơn các loại rau lá màu lợt.

Tuy rằng ăn rau lá màu xanh đậm tốt hơn rau lá màu xanh lợt, nhưng chúng ta không thể chỉ cho trẻ ăn toàn rau lá màu xanh đậm vì trong những loại rau có màu sắc lợt hơn có những chất mà rau lá xanh đậm không có. Ví dụ trong bắp cải có nhiều vitamin C, nhiều nguyên tố vi lượng, thúc đẩy sự trao đổi chất có lợi cho sự phát triển của trẻ.

b) Các loại đậu tươi (đậu côve, đậu đũa, đậu tương non...):
Tỷ lệ protein của chúng tương đối cao, còn chất sắt có trong chúng thì rất dễ hấp thu.

c) Các loại bí, dưa, cà:
Bí đỏ không chỉ có nhiều caroten mà còn nhiều tinh bột, có thể thay thế ngũ cốc, giá trị dinh dưỡng cao. Dưa leo có rất nhiều vitamin, giúp cho đường ruột dễ dàng tiêu hoá thức ăn và bài tiết tốt. Cà giúp phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch. Bí đau, cà chua còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Khổ qua làm mát cơ thể, giải độc, mùa hè ăn khổ qua ngừa say nắng, rôm sảy, tốt cho trí não.

d) Các loại thân rễ (ngó, cũ...):
Ngó sen, củ sen có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin C, tốt cho dạ dày, bổ máu, làm mạnh cơ xương, mềm, dễ tiêu hoá, ăn thường xuyên sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Cà rốt có nhiều caroten, do đó hàm lượng vitamin A rất cao. Củ hành tây có protein, canxi, sắt, ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn, nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể trẻ. Củ mài là loại thực phẩm tốt cho lá lách, dạ dày, đường ruột, phòng ngừa bệnh tim mạch. Mùa thu nên ăn nhiều củ cải vì nó tốt cho phổi, làm mũi, miệng trẻ bớt khô, ngừa các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Khoai tây có nhiều cellulose, protein, vitamin dễ tiêu hoá.

Trong trái cây có đường trái cây, vitamin C, các loại vitamin khác và muối vô cơ, bởi vậy trái cây có thể dùng sống, không cần nấu nướng, các chất dinh dưỡng sẽ không bị mất đi. Vitamin C giúp cho việc hấp thu sắt được dễ dàng, do đó sau các bữa ăn chính nên cho trẻ dùng thêm trái cây.

Theo Web Trẻ Thơ