Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Giáo dục nhân cách cho trẻ: Không bao giờ là quá sớm!


Bắt đầu công việc dạy dỗ trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức và tôn trọng mọi người xung quanh không bao giờ là quá sớm. Một lẽ hiển nhiên, các bậc phụ huynh là người thầy đầu tiên trong các bài giảng về nhân cách, thế nhưng, họ cũng cần tìm hiểu cách giáo dục ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả.


Ảnh: Inmagine


Trường phổ thông La Petite có một chương trình tên là "Những đứa trẻ của nhân cách" để dạy các bé những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng tính cách như làm việc theo nhóm, lòng vị tha, trung thực, tư cách công dân, tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng. Dưới đây là 5 lời khuyên mà La Petite muốn chia sẻ với các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con.

Tình nguyện với con
Những dịch vụ cộng đồng nên được coi như một phần thường trực trong cuộc sống của trẻ. Bạn cần củng cố tầm quan trọng của việc chia sẻ và giúp đỡ con bạn phát triển kiến thức về thế giới và sự đa dạng của những thành viên trong đó. Sự tình nguyện cùng nhau ở bên ngoài xã hội cũng mang đến những cơ hội tuyệt vời để dành khoảng thời gian chất lượng củng cố thêm sự gắn bó. Tại La Petite, bọn trẻ được yêu cầu phải kết hợp với bố mẹ trong hai sự kiện gây quỹ thường niên cho tổ chức Quỹ tạo niềm hy vọng. Các sự kiện không chỉ là những hoạt động dành cho gia đình mà còn làm tăng đáng kể về ngân sách vì một mục đích có ý nghĩa.Giáo dục người khác vì bạn muốn con mình giáo dục họ.

Con bạn và giáo viên có ảnh hưởng nhất luôn là những tấm gương mà bọn trẻ nhìn vào và học tập. Làm gương và để ý hành vi đối với bạn bè và họ hàng là một cách hiệu quả để dạy con bạn biết thế nào là sống tốt với mọi người. Bạn hãy chỉ cho chúng biết một người bạn tốt cần có những đặc điểm nào và cách cư xử ân cần, tôn trọng mọi người.

Bố mẹ nên là người giúp đỡ vấn đề vướng mắc của trẻ hơn là người giải quyết.
Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn và hỗ trợ bọn trẻ khi chúng khắc phục khó khăn hay mâu thuẫn xung đột nhưng tránh làm hộ những việc cần chúng có kỹ năng để tự hoàn thiện mình. Hơn cả việc tham gia và giải quyết những mâu thuẫn chủ yếu cho bọn trẻ trước khi các việc ấy xảy ra, bạn nên là một người đồng hành và cùng con vượt qua mọi khó khăn.

Động viên con luôn trung thực nhưng cần tập trung vào việc sửa chữa hành vi thay vì ép buộc chúng.
Trẻ con thường thổi phồng sự việc hay bịa ra những câu chuyện để tránh gặp rắc rối sau khi phạm lỗi. Bằng cách tập trung lý trí vào vấn đề hành vi hơn là không đồng tình với những lời Nói dối của con, bạn cần đưa ra một thông điệp trực tiếp rằng bọn trẻ không nên sợ bị phạt và việc bịa chuyện là không cần thiết.

Thu xếp và cho bọn trẻ tham gia vào các công việc hàng ngày
Bố mẹ yêu cầu sự giúp đỡ của bọn trẻ sẽ giúp chúng thấy mình có ích và quan trọng. Thường xuyên cho chúng tham gia vào những công việc phù hợp lứa tuổi tức là bạn đang giúp chúng phát triển tinh thần trách nhiệm và sự thân thiện với những người xung quanh.

Theo SK360