Viêm họng là chứng bệnh thường gặp ở bà bầu trong quý I của thai kỳ.
- Thay đổi thời tiết, trúng gió. - Cơ thể mệt mỏi, bị ốm, nhiễm khuẩn. - Virus gây suy giảm hệ miễn dịch. Một số nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết rằng, do thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm cho niêm mạc họng kém, dễ bị viêm nhiễm. Đó cũng là lý do giải thích vì sao phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra, thói quen ăn mặn cũng có khả năng gây nên tình trạng viêm họng. Vì ăn mặn sẽ giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi trong miệng. Hơn nữa, ăn mặn có thể làm giảm sức đề kháng của niêm mạc họng.
Có 2 cấp độ viêm họng thường thấy ở bà bầu là viêm họng cấp và viêm họng mạn tính. Viêm họng cấp: Có biểu hiện sốt, đau họng, ho, tắc nghẹt mũi. Viêm họng mạn tính: Triệu chứng bao gồm khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi... Phương pháp khắc phục - Ngừng hút thuốc (nếu bạn có thói quen này), tránh xa môi trường có khói thuốc lá. Khói thuốc khiến cho cổ họng của bạn bị viêm nhiễm nặng nề hơn. - Bổ sung dưỡng chất: Sự suy giảm hệ miễn dịch gây nên tình trạng mệt mỏi, suy nhược, chảy nước mũi, viêm họng... có thể do thiếu chất. Sắt, kẽm, các loại Vitamin A, C... có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng nên ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin B như gan động vật, các loại sữa, giá đỗ... có tác dụng làm vết thương mau lành, tiêu viêm sưng đường hô hấp. Những thức ăn có chất keo như móng giò, cá, hải sản... cũng có tác dụng làm lành chỗ viêm họng. Lưu ý khi sử dụng thuốc Nếu tình trạng viêm họng kèm theo các dấu hiệu như cảm cúm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự mình dùng thuốc điều trị. Nếu không, thuốc sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. - Nếu nguyên nhân của viêm họng là do vi khuẩn, bạn có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc được chỉ định trong thời gian mang thai là beta lactam (sử dụng theo đơn của bác sĩ). - Nếu nguyên nhân của viêm họng do virus thì không cần sử dụng kháng sinh. Bạn chỉ cần điều trị dứt điểm triệu chứng cảm cúm là được. (Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt có thể gây dị tật thai nhi trong quý I của thai kỳ hoặc làm thai nhi ngộ độc (trong quý II, III). Có thể sử dụng nhóm thuốc hạ sốt như paracetamol nhưng cần tuân theo sự chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ. Kể các những loại thuốc ho có tính chất thảo mộc, bạn cũng không nên tùy ý sử dụng. Nhiều thai phụ mắc sai lầm khi cho rằng những loại thuốc ngậm sẽ an toàn. Thành phần cơ bản của thuốc ngậm là kháng sinh, chất chống viêm, giảm phù nề và hương liệu (cam, chanh, bạc hà...). Các bác sĩ khuyến cáo rằng, bất kể một loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi nên thuốc ngậm cũng có khả năng hấp thụ vào máu người mẹ, qua nhau thai vào trong cơ thể em bé trong bụng. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng nước muối ấm pha loãng để sát khuẩn họng. Cách phòng tránh - Luôn dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, thoáng đãng để đề phòng những loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn nên đặc biệt chú ý giữ gìn sao cho phòng ngủ luôn thoáng khí mà không bị gió lùa trực tiếp. - Không đến thăm hoặc tiếp xúc với những người bị cảm cúm vì bạn có thể bị lây nhiễm cảm cúm và mắc chứng viêm họng. - Nếu phải đi ra ngoài đường, bạn nên đeo khẩu trang (loại khẩu trang y tế tốt hơn loại thường vì nó có khả năng lọc bụi và ngăn ngừa vi khuẩn). - Có thể súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng để sát trùng răng, miệng và bảo vệ cổ họng. - Bàn chải đánh răng bị nhiễm khuẩn cũng có thể trở thành thủ phạm gây viêm họng. Bạn nên pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để vệ sinh bàn chải trước khi đánh răng. - Uống nước lạnh rất dễ gây viêm họng vì nó làm nhiệt độ ở họng giảm đột ngột. Bạn không nên uống nước lạnh, nhất là trong những ngày giá rét. Nên pha ấm nước và uống từ từ, từng ngụm nhỏ. - Bạn nên tập thói quen cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, nên ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh được hấp, luộc... Hạn chế những loại thức ăn rán, xào, khô, cay và nhiều chất béo.
|