Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tại sao lại đẻ non?


Mỗi người phụ nữ mang thai đều mong con mình được sinh ra đủ tháng khỏe mạnh, nhưng có người chưa đủ tháng thai nhi đã chào đời, y học gọi hiện tượng này là đẻ non.

Thông thường thai nhi trong bụng mẹ khoảng chừng 280 ngày (khoảng 38-42 tuần) mới chào đời thì được gọi là đủ tháng. Theo như định nghĩa của tổ chức y tế thế giới, mang thai trong khoảng thời gian từ 29 - 37 tuần thai nhi đã chào đời thì được coi là đẻ non. Trẻ sinh non thể trọng thông thường đạt từ 1.000 - 2.500g, do sinh sớm nên các cơ quan chức năng của trẻ chưa hoàn toàn hoàn thiện, khả năng thích nghi với môi trường sống bên ngoài còn yếu, chức năng đề kháng, điều tiết nhiệt độ còn kém, trẻ đẻ non so với trẻ đủ tháng tỷ lệ tử vong cao hơn 10 lần. Trong số trẻ sống sót có đến 80% có những trở ngại không cùng mức độ về trí tuệ hoặc những di chứng của hệ thống thần kinh.

Những phụ nữ nào dễ bị đẻ non? Có người đã tiến hành nghiên cứu phân tích đối với 311 người và thấy rằng những nhân tố chủ yếu sau có liên quan mật thiết tới việc sinh non:

1. Tuổi tác có liên quan đến đẻ non, những người chưa đủ 20 tuổi hoặc quá 35 tuổi tỷ lệ đẻ non cao, đặc biệt đối với người dưới 20 tuổi, tỷ lệ đẻ non so với những phụ nữ trong độ tuổi 20 -34 tuổi cao hơn gấp 11 lần.

2. Đẻ non có liên quan đến tiền sử bị sảy thai, những phụ nữ thường xuyên bị sảy thai, hoặc sau khi sảy thai chưa đầy 1 năm lại mang thai tỷ lệ đẻ non là rất cao. Bởi vì sảy thai gây tổn hại cho tử cung dẫn đến chức năng của tử cung không toàn vẹn, tỷ lệ đẻ non vì thế cũng tăng cao.

3. Đẻ non có liên quan đến bệnh tật, những bệnh như: bệnh ngoài da, viêm gan, viêm thận, viêm ống mật, bệnh tim... rất dễ bị đẻ non. Phụ nữ mang thai rối loạn nội tiết, bị tiểu đường cũng dễ dẫn đến đẻ non. Phụ nữ mang thai thiếu máu, do các tổ chức, tử cung, đế cuống rốn thiếu dưỡng khí cũng gây nên đẻ non. Phụ nữ mang thai thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein, vitamin cũng có thể bị đẻ non.


4. Đẻ non có liên quan đến môi trường sống, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng, thường xuyên biến đổi cũng có thể làm các cơ quan chức năng não bị rối loạn cũng dễ gây nên đẻ non. Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối quan hệ tình dục tần suất quá nhiều cũng dễ dẫn đến lớp màng bảo vệ thai bị rách, đây cũng là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến đẻ non. Phụ nữ mang thai hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều cũng có liên quan mật thiết tới đẻ non.

Ngoài ra, thai đôi hoặc số lượng thai nhiều. Do sự co giãn tử cung quá độ, so với những phụ nữ mang thai bình thường tỷ lệ đẻ non cao gấp 10 - 15 lần.

Để tránh đẻ non, quan trọng nhất cần phải tăng cường sức khỏe trong thời kỳ mang thai, ngay từ giai đoạn đầu phải định kỳ kiểm tra tình trạng thai nhi để có thể sớm phát hiện vấn đề và kịp thời xử lý. Duy trì được tinh thần thoải mái, vui vẻ tránh bị căng thẳng, kích động. Cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều các thực phẩm có giàu protein như cá, thịt, trứng gà, các loại đậu, rau xanh, hoa quả. Trong giai đoạn cuối quá trình mang thai nên bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên nằm nghiêng bên trái để cải thiện tuần hoàn máu của tử cung và đế cuống rốn. Trong thời kỳ mang thai nên hạn chế số lần quan hệ tình dục, từ tháng thứ 7 trở đi nên tránh quan hệ. Nếu như bạn làm tốt những điều trên bạn có thể tránh được đẻ non.

Theo eva