Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

" Trò chuyện" cùng bé.


 

4-6 tháng tuổi, trẻ tiến bộ từng ngày trong thể hiện miệng. Bé tái tạo các ghi nhớ âm thanh nghe được và bắt chước cử động môi của người lớn. Trẻ chỉ biết nói khi có người nói chuyện với mình, đó là sự học hỏi.

Những bài học ngôn ngữ thật đơn giản: Chỉ cần kể những gì đang diễn ra, đặt cho bé những câu hỏi, miêu tả những gì bé nhìn thấy, liệt kê những bộ phận khác nhau trên cơ thể...

Ngôn ngữ mang đến sự giao tiếp khái quát cho trẻ. Ngay cả khi trẻ chưa nói, vẫn có một dạng giao tiếp qua lại giữa bé và mẹ. Nhờ trao đổi các tín hiệu nho nhỏ, nụ cười, trẻ nhận ra giọng của mẹ.

Lời nói, đặc biệt là giọng điệu, truyền tải những tình cảm cho trẻ: sự trìu mến, tình yêu, sự khích lệ, quý mến, làm bé yên tâm. Trò chuyện với bé chính là cách cần thiết để truyền tải ngôn ngữ.

Nói như thế nào?

Cần chú ý tới 3 yếu tố rất quan trọng: giọng điệu, sắc mặt và cử chỉ. Giọng nói được ví như âm nhạc, nên cần phải chọn ngữ điệu phù hợp, tránh mang đến những tình cảm tiêu cực, kích động khiến trẻ căng thẳng.

Hãy nói nhẹ nhàng, dịu dàng, làm yên lòng và khích lệ. Mỉm cười với bé bởi bé nhìn thấy khuôn mặt mẹ, các động tác, cử chỉ âu yếm. Cần nhẹ nhàng bởi trẻ rất nhạy cảm với cách được bế ẵm.

Nhịp độ chậm rãi, để thời gian cho bé phản ứng với những lời nói của mẹ bằng cách ngắt quãng im lặng. Đó là khoảng thời gian cho phép bé mỉm cười với bạn và bày tỏ sự thỏa mãn.

Lựa chọn từ ngữ

Luôn có một ngôn ngữ đơn giản dành để giao tiếp với bé. Từ ngữ xuất hiện khi trẻ được 18 tháng. Thời gian trước đó, trẻ vẫn trong tình trạng thụ cảm, nghĩa là hiểu được và dự trữ các từ trong trí nhớ bằng cách liên kết chúng với các tình huống.

Do vậy, hãy chọn những từ ngữ thật đơn giản và dễ hiểu, tùy thực tế. Đưa dần vốn từ vựng thích ứng với vốn sống của trẻ, những khái niệm gần gũi như thú bông, bình sữa, nóng, lạnh, tiếng vịt "cạc cạc" hay tiếng gà con "chiếp chiếp".

Giải thích từng từ theo kinh nghiệm sống ít ỏi của bé. Nói tóm lại, hãy để ngữ cảnh dẫn dắt câu chuyện của hai mẹ con.

Cần tránh

Nhiều bà mẹ lười trò chuyện với con mà quên mất rằng tai của bé "nhạy" với giai điệu của giọng nói. Ngược lại, có những bà mẹ lại trò chuyện liên tục khiến trẻ không được nghỉ ngơi. Kích thích thái quá hay không kích thích đều có hại.

Tránh nói quá to, với những câu quá dài. Khi trẻ tập nói, không nên phức tạp hóa vấn đề bằng cách buộc trẻ học quá nhiều khái niệm mới. Hãy để trẻ học và phát triển theo nhịp điệu sinh học của mình.

Ở Ai Cập và một số nước Hồi giáo, các bà vợ giấu chồng và dân làng về giới tính của con mình (nhất là khi đó là bé trai) nhằm tránh "con mắt xấu xa" nhòm ngó.

Họ cải trang các bé trai thành bé gái, cho đến lúc lên 2 tuổi. Trên cổ bé luôn có mẩu cuống rốn đã được làm khô cẩn thận, cùng với miếng ngọc xanh, giúp xua đuổi những con mắt thèm muốn.

Theo Dântrí