Khi bé biểu hiện cảm xúc bằng ... cắn Đôi khi bạn phát hoảng vì khi thấy bé có những hành vi kỳ cục, dùng răng để phản ứng lại mọi thứ xung quanh. Đừng lo lắng, đó là hành động chứng tỏ sự phát triển rất bình thường của trẻ Ngôn ngữ của những chiếc răng bé xíu - Thông thường trẻ dưới 2 tuổi cắn để thể hiện tình yêu hay cảm nhận hơi ấm của mẹ. Nghiêm trọng hơn khi đó là cách bé dùng để phản đối cực lực mẹ hay người lớn. Khi lớn hơn một chút, bé cắn thể hiện sự phản đối rõ ràng (ví dụ khi bé bị la mắng, cấm làm một việc gì đó) hay ngấm ngầm (ganh tỵ với em trai hay một bạn ở nhà trẻ). - Để khám phá thế giới xung quanh : trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi học hỏi mọi vật bằng xúc giác, khứu giác, thính giác, và vị giác. Khi đưa cho trẻ đồ chơi, miệng là một trong những nơi bé cho đồ vật tiếp xúc đầu tiên. Nếm hay nhai đồ vật trước mặt là tất cả những gì bé có thể làm được ở độ tuổi này. Chúng không phân biệt được việc gặm nhấm đồ chơi với việc cắn một ai đó. .sưng có thể gây đau khi chạm vào hoặc gây cảm giác ngứa khó chịu. Trẻ có thể cắn vào vật gì đó để làm dịu cảm giác khó chịu này. Thỉnh thoảng cái vật mà bé chọn rơi vào một con người! Trẻ ở tuổi mọc răng cũng không phân biệt được việc "nhai" một người và một món đồ chơi. - Bé muốn bạn chú ý: trẻ lớn hơn một chút có thể cắn để thu hút sự chú ý của người lớn. Khi cảm thấy người lớn ít tiếp xúc hay quan tâm đến chúng, trẻ sẽ tìm cách để lôi kéo người khác ngồi xuống và chú ý đến chúng. Cắn vào ai đó có thể là cách nhanh nhất để họ quay lại nhìn bé. - Bé đang bắt chước ai đó : trẻ nhỏ rất thích bắt chước người lớn. Nhìn và cố làm theo là một cách học hỏi rất tốt. Có thể trẻ nhìn thấy ai đó cắn hay há mồm ăn và thấy là trẻ bắt chước theo. Khi bị trẻ cắn, một số người đã cắn lại để trừng phạt trẻ, hay chỉ là cắn "yêu". Việc này chẳng những không ngăn được tật cắn mà còn cho trẻ hiểu chúng được phép cắn lại khi có người cắn chúng. - Tạo quyền tự chủ: trẻ luôn cố rất nhiều để không phụ thuộc vào ai. "Của tôi", "tôi làm cái đó đó" là những câu rất được ưa chuộng. Học làm một việc gì đó một cách độc lập, tự đưa ra các lựa chọn và được kiểm soát chính mình là một phần trong quá trình lớn lên. Cắn cũng có thể là một cách thể hiện sức mạnh và quyền kiểm soát đối với người khác. Nếu bé muốn một món đồ chơi và muốn bạn chơi để nó chơi một mình, cắn bạn là cách nhanh nhất để có được thứ nó muốn. - Bé đang thất vọng : Trẻ em chưa biết điều khiển cơ thể mình và chưa biết nói nhiều nên gặp khó khăn khi muốn người khác giúp đỡ. Nó cũng chưa biết cách chơi cùng bạn bè và sử dụng từ ngữ để diễn đạt các cảm xúc của mình. Vì thế, bé tìm cách cắn, đánh hoặc đẩy người khác.
Cùng con vượt qua sở thích "cắn" - Nếu vì lý do trẻ mọc răng thì hãy cung cấp các đồ chơi mềm dẻo để cho trẻ cắn thử. Bạn hãy để tâm quan sát đến môi trường chơi xung quanh bé để tránh các vụ tranh chấp đồ chơi, đánh nhau hay kích động bé. Chú ý xem nạn nhân thường xuyên bị cắn là ai, thường trẻ chuyên thích cắn một hoặc hai trẻ nào đó trong nhóm. Khi biết được ai là nạn nhân rồi thì bạn chỉ cần lưu ý khi người cắn và người bị cắn chơi chung gần nhau. Nếu nạn nhân là các bạn cùng lớp trẻ, hãy quan tâm đến "nạn nhân" và bỏ mặc "thủ phạm" vài phút, rồi dạy trẻ vài điều "người ta không được làm thế với bạn bè. Con có thể giận bạn nhưng không được làm bạn đau". Cần có sự hợp tác giữa nhà trẻ và gia đình để chấm dứt thái độ này ở trẻ. Hãy khen thưởng và hình phạt cho trẻ 3 và 4 tuổi, ví dụ như dành thời gian chơi riêng với trẻ nhiều hơn nếu trẻ không cắn bạn trong một ngày. Cũng giống như nhiều đứa trẻ phải cần một thời gian dài luyện tập thì mới biết tự lái một chiếc xe ba bánh hay tự biết xử dụng chiếc kéo, cây viết...v.v. nhiều trẻ phải cần nhiều thời gian nhắc nhở của người lớn thì chúng mới biết tự kiềm chế hàm răng của mình. Theo aFamily |