Thiếu hụt năng lượng cho não ở trẻ: Có thể điều chỉnh bằng dinh dưỡng hợp lý 1-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trí não. Nếu não bộ được cung cấp năng lượng đầy đủ và ổn định, trẻ sẽ học hỏi tốt, phát huy hết tiềm năng của mình. Ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ. Việc chọn lựa dinh dưỡng hợp lý trong thời kỳ này rất quan trọng. Vì sao não thiếu hụt năng lượng? Não bộ của con người có sự phát triển nhanh nhất cả về khối lượng lẫn "chất lượng" trong những năm đầu đời. Lúc 1 tuổi, não bộ của trẻ chỉ bằng 70% người trưởng thành; đến lúc 3 tuổi đã đạt đến 85%. Những năm đầu đời là thời kỳ mà nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng trẻ chỉ biết ăn và ngủ nhưng thực tế lại là lúc mà trẻ học hỏi nhiều nhất, xử lý thông tin nhiều nhất. Các bộ phận trong cơ thể trẻ, đặc biệt là não mỗi ngày đều rộng mở để khám phá, để trải nghiệm, để tích lũy và phát triển nhận thức. Vì vậy, nhu cầu năng lượng cho não của trẻ trong thời kỳ này rất cao, gấp đôi người lớn. Trung bình, trẻ cần 100-120 kcal/kg thể trọng/ngày thì não bộ đã giành quyền ưu tiên sử dụng hết 60%. Tiêu thụ năng lượng ở mức cao vậy nhưng não lại không có cơ chế dự trữ năng lượng cho các hoạt động của mình. Đây chính là nguyên nhân mà não rất dễ bị thiếu hụt năng lượng, nhất là sau những lúc bé vận động, học hỏi, khám phá tích cực hoặc kéo dài. Nguy cơ không nhỏ Hiện tượng thiếu "pin" cho não ở trẻ có thể nhận biết bởi nhiều dấu hiệu như: mệt mỏi, lơ đãng, trí nhớ không tốt, lúc nhớ, lúc quên... Thoáng qua, những triệu chứng này có vẻ như không nguy hại, nhưng nếu để xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển trí tuệ của bé. Tại hội thảo chuyên đề Dinh dưỡng và sự phát triển não bộ tổ chức mới đây tại TP.HCM, GS-TS Frits Alvin Jan Muskiet (khoa Bệnh học và hóa lâm sàng, ĐH Y khoa Groningen) cho biết: Nếu trẻ không được cho ăn lúc 8 giờ sáng, đến 11-12 giờ trưa thì khả năng tập trung học hỏi của trẻ giảm tới 140%! Thiếu năng lượng cho não không chỉ khiến trẻ giảm khả năng học hỏi, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. PGS-TS Nguyễn Gia Khánh (Trưởng bộ môn Nhi, ĐH Y Dược Hà Nội) lưu ý: "Não bộ không dự trữ được Glucose, nên nếu thiếu Glucose, trẻ rất dễ bị hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết tái phát sẽ ảnh hưởng xấu đến não bộ". Cần lựa chọn dinh dưỡng Để trẻ học hỏi tốt hơn, sức khỏe tốt hơn, cha mẹ cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý để cung cấp năng lượng đầy đủ, ổn định cho não. Một lưu ý được các chuyên gia nhi khoa cảnh báo: không phải cứ được ăn đủ no là trẻ có đủ "pin" cho não. GS-TS Frits Alvin Jan Muskiet cho biết: "Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy nếu cho trẻ ăn sáng lúc 8 giờ với nguồn thực phẩm giàu đường phóng thích năng lượng nhanh, não trẻ sẽ giảm đường huyết nhanh lúc 9 giờ sáng. Đến thời điểm 11 giờ thì mức độ tập trung của trẻ gần giống như trẻ chưa ăn sáng. Trong lúc đó, trẻ được ăn sáng cùng thời điểm nhưng với thực phẩm giàu đường phóng thích năng lượng chậm, mức độ giảm đường huyết của trẻ chậm, khả năng tập trung học tập cao hơn nhiều cho đến 11-12 giờ". Thực phẩm giàu đường phóng thích năng lượng chậm là sự lựa chọn khôn ngoan của các bà mẹ hiện nay. Trong tự nhiên, đường phóng thích năng lượng chậm có mặt trong một số loại thực phẩm có chứa Palatinose như đường mía, mật ong (với tỷ lệ Palatinose rất nhỏ). Chính vì thế, sữa công thức cho trẻ em Dutch Lady Gold 123 và 456 mới với công thức có chứa Palatinose đem đến thêm một sự lựa chọn cho các bậc cha mẹ. Ngoài việc lựa chọn dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần thiết quan tâm đến việc "nạp pin" đều đặn hằng ngày cho trẻ (khoảng 4 giờ/lần). Năng lượng não ổn định, đầy đủ, trẻ sẽ học hỏi không ngừng, trí tuệ phát triển tốt, tương lai tươi sáng hơn. Theo Thanh Niên |